CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Kinh tế - Tài chính
1201 Đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn giai đoạn 2011 – 2021 : thực trạng và giải pháp / Lê Thị Hương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 637 .- Tr.19-21 .- 330
Đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện qua đó góp phần quan trọng và phát triển nông nghiệp, nông thôn. Để nâng cao chất lượn và hiệu quả công tác đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn cần sớm xây dựng và ban chiến lượ về nội dung này trong những năm tiếp theo; xây dựng và phân bổ hợp lý mạng lưới đào tạo nghề, gắn v các trung tâm xúc tiến việc lẫm, nâng cao chất lượng dự báo thị trường lao động, nguồn nhân lực,..
1202 Đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Quảng Nam trong bối cảnh mới / Lê Huy Kim Hoàng Anh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 637 .- Tr.22-24 .- 330
Thực hiện chủ trương, chính sách xây dựng nông thôn mới của Đảng, Nhà nước, tỉnh Quảng Nam đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, huy động các cấp, các ngành và nhân dân toàn tỉnh tham gia thực hiện, bước đầu đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Bài viết tập trung khái quát một số kết quả chủ yếu; đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh phù hợp với điều kiện mới.
1203 Cải cách tài chính công theo hướng công khai, minh bạch ở Việt Nam : thực trạng, quy định pháp lý và giải pháp / Nguyễn Phương Hoa // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 637 .- Tr. 25-27 .- 332
Tài chính công luôn có vai trò quan trọng không những đối với hệ thống tài chính mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân và tất cả các hoạt động của nhà nước. Do đó, việc công khai, minh bạch trong quản lý tài chính công là rất quan trọng, thiết yếu. Bài viết đánh giá thực trạng cải cách tài chính công và quy định pháp luật về công khai, minh bạch trong quản lý tài chính công ở Việt Nam hiện nay và xác định những vấn đề có tính nguyên tắc đối với việc xây dựng phương hướng, chính sách trong thời gian tới.
1204 Hải Dương cải thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ mục tiêu tăng trưởng giai đoạn 2021-2025 / Nguyễn Thị Ngọc Yến // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 637 .- Tr. 31-33 .- 330
Hải Dương luôn là một trong những tỉnh thu hút được nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài về số lượng dự án, vốn đầu tư đăng ký và vốn đầu tư thực hiện. Trong những năm qua, tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Hải Dương có nhiều khởi sắc, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo việc làm cho người lao động. Để tiếp tục phát huy vai trò của FDI trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội theo chủ trương của tỉnh, việc nghiên cứu đánh giá nhằm đ ra những biện pháp cụ thể trong thu hút FDI giai đoạn 2021-2025 là hết sức cần thiết
1205 Ảnh hưởng của kinh tế thế giới đến thị trường tài chính Việt Nam năm 2023 / Phạm Thu Hương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 637 .- Tr. 34-36 .- 332
Trái với một thế giới phục hồi sau đại dịch COVID-19, năm 2022 tiếp sóng gió đối với nền kinh tế toàn cầu. Bước sang năm 2023, diễn biến phức tạp đi kèm với không ít nhân tố khó dự báo của nền kinh tế toàn cầu khiến nhiều tổ chức quốc tế phải hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới. Điều này đặt ra không ít vấn đề trước mắt và lâu dài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các nền kinh tế trên thế giới, nhất là các nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
1206 Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang / Bùi Thị Thanh Tâm // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 636 .- Tr. 79-81 .- 330
Huyện Lâm Bình là một trong những huyện nông thôn nông dân và nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu kinh với nhiều khó khăn và thách thức trong sản xuất và kinh và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế hộ nông - xã hội địa phương.
1207 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực cho chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính / Đỗ Thị Vân Dung // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 636 .- Tr. 87-87 .- 332.024
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính đang tác động sâu sắc tới thị trường lao động, với sự thay đổi cấu trúc số lượng công việc, gia tăng yêu cầu và kỹ năng liên quan tới công nghệ tài chính. Những thay đổi này làm gia tăng khoảng cách cung - cầu lao động nếu không có những ứng phó kịp thời. Để phát triển nguồn nhân lực cho quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những chương trình hỗ trợ tài chính và gia tăng khả năng tiếp cận các khóa học, đào tạo nâng cao kỹ năng cho người lao động. Tại Việt Nam, một số giải pháp đã được thực hiện nhưng cần các sáng kiến và biện pháp đồng bộ, quyết liệt hơn.
1208 Xu hướng hoạt động kinh doanh ngân hàng gắn với thế hệ gen Z / Lê Thị Anh Quyên // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2023 .- Số 12(621) .- Tr.12-17 .- 332.04
Gen Z - thế hệ sinh ra từ giữa những năm 1990 đến giữa những năm 2010, đang trở thành phân khúc người tiêu dùng quan trọng trong ngành Ngân hàng. Thế hệ này đã lớn lên trong thời đại kỹ thuật số và yêu cầu tiếp cận dễ dàng với các dịch vụ tài chính. Do đó, xu hướng ngân hàng liên quan đến Gen Z đang phát triển nhanh chóng. Các ngân hàng đang ngày càng cung cấp nhiều dịch vụ ngân hàng di động, chẳng hạn như ứng dụng di động và ví kỹ thuật số, nhằm đáp ứng nhu cầu về sự thuận tiện và linh hoạt của Gen Z. Để luôn phù hợp và cạnh tranh, các ngân hàng phải thích ứng với những xu hướng này và đưa ra các giải pháp sáng tạo phục vụ cho sở thích của Gen Z.
1209 Chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam : thách thức và giải pháp / Bùi Thị Thanh Tâm, Phan Anh, Nguyễn Nhật Minh // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2023 .- Số 637 .- Tr. 4-6 .- 332.04
Bài viết trình bày khái niệm chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng cũng như những khó khăn, thách thức mà các ngân hàng thương mại Việt Nam đang phải đối mặt, bao gồm: (i) Thiếu khung khổ pháp lý đồng bộ từ phía các cơ quan quản lý; (ii) Thách thức về mặt hạ tầng hệ thống và công nghệ; (iii) Vấn đề thiếu hụt nhân lực chất lượng cao trong việc xây dựng và phát triển ngân hàng số; (iv) Thói quen sử dụng tiền mặt của người dân còn cao; và (v) Các rủi ro liên quan đến an ninh mạng. Từ đó, bài viết đưa ra các đề xuất nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam.
1210 Dịch vụ ngân hàng số : quan điểm của khách hàng / Bùi Thị Hồng Nhung // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2023 .- Số 637 .- Tr. 7-9 .- 332.04
Mục tiêu của bài viết là xác định các yếu tố ảnh hưởng của ngân hàng số đến sự hài lòng của khách hàng. Nghiên cứu này cũng xác định các yếu tố quyết định sự phát triển về mức độ tiếp cận, khả năng thích ứng, khả năng chi trả và hiệu quả sử dụng dịch vụ ngân hàng số. Nghiên cứu khuyến nghị rằng các ngân hàng cần đầu tư nhiều hơn vào các hệ thống mạnh mẽ, đáng tin cậy để giảm sự cố giao dịch không thành công và lỗi giao dịch trong ATM, Mobile banking và thiết bị đầu cuối POS, cần đưa ra một ứng dụng có thể được sử dụng để tăng cường dịch vụ ngân hàng số và cuối cùng cần thực hiện các cuộc khảo sát về sự hài lòng của khách hàng để xác định cách khách hàng thích ứng với công nghệ.