CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
861 Hoàn thiện pháp luật về quản lý, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm / Trần Vang Phủ, Trần Thụy Quốc Vang // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 23 (471) .- Tr.51 – 56 .- 340
Trong thời gian gần đây, các vụ việc vi phạm quy định về an toàn thực phẩm đang có xu hướng tăng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người tiêu dùng và uy tín của Việt Nam khi xuất khẩu hàng hoá ra thị trường quốc tế. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật làm cơ sở cho việc xử lý hình sự cũng như xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm hiện nay còn nhiều nội dung chưa phù hợp. Trong bài viết này, các tác giả phân tích những điểm bất cập của pháp luật về sử dụng, quản lý thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm và mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật để bảo đảm an toàn thực phẩm; xử lý hành vi vi phạm pháp luật về vấn đề nàyvà đưa ra kiến nghị hướng hoàn thiện pháp luật.
862 Cơ chế đặc thù cho thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương từ thực tiễn thành phố Thủ Đức / Thái Thị Tuyết Dung // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 23 (471) .- Tr.57 – 64 .- 340
Mô hình chính quyền thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương đã bước đầu được hình thành, nhưng về thực tiễn áp dụng chưa thật sự đáp ứng các đặc điểm của đô thị và yêu cầu quản lý đô thị ở nước ta mặc dù mô hình này kỳ vọng như đô thị vệ tinh trong phát triển đô thị Việt Nam. Trong bài viết này, tác giả phân tích đặc trưng của thành phố thuộc thành phố, tiêu chí thành lập thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, lý giải vì sao phải có cơ chế đặc thù cho thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương và đề xuất một số kiến nghị.
863 Thương mại công bằng: Góc nhìn từ thương mại điện tử / Phạm Hoàng Linh, Đái Thị Thanh Giang // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 24 (472) .- Tr.12 – 16 .- 340
Thương mại điện tử góp phần không nhỏ trong việc thay đổi một số tập quán mua bán, trao đổi hàng hóa truyền thống và thói quen tiêu dùng của nhiều chủ thể. Chính sự phát triển “thần tốc” của nó đã đặt ra nhiều vấn đề pháp lý cần nghiên cứu. Trong bài viết này, nhóm tác giả phân tích sự phát triển thương mại công bằng với góc nhìn từ thương mại điện tử nhằm xây dựng môi trường thương mại công bằng phát triển bền vững trong điều kiện toàn cầu hóa, đồng thời đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý bảo đảm sự công bằng cho sự vận hành và kiểm soát hoạt động thương mại nói chung và thương mại điện tử nói riêng tại Việt Nam hiện nay.
864 Khung pháp lý về bảo vệ người tiêu dùng tài chính tại Việt Nam : thực trạng và một số khuyến nghị chính sách / Bùi Hữu Toán // Ngân hàng .- 2023 .- Số 3 .- Tr. 9-20 .- 340
Bài nghiên cứu nhằm đánh giá khung pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng tài chính dựa trên tổng quan nghiên cứu cũng như các văn bản pháp luật hiện hành. Trên cơ sở đó, bài nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm hoàn thiện khung pháp lý về bảo vệ người tiêu dùng tài chính tại Việt Nam.
865 Ứng dụng học thuyết về tính bất hợp lý để kiểm soát thỏa thuận không cạnh tranh trong quan hệ lao động tại Việt Nam / Đoàn Thị Phương Diệp, Lê Đình Quang Phúc // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 23 (471) .- Tr.13 – 19 .- 340
Thỏa thuận không cạnh tranh trong quan hệ lao động được xem là công cụ để người sử dụng lao động bảo vệ bí mật kinh doanh của mình. Tuy nhiên, nếu pháp luật không đặt ra các giới hạn cho loại thỏa thuận này, người sử dụng lao động có thể lạm dụng vị thế thương lượng của mình để buộc người lao động ký kết các thỏa thuận không công bằng. Vì vậy, học thuyết về tính bất hợp lý (doctrine of unconscionability) có thể được ứng dụng để hoàn thiện pháp luật Việt Nam nhằm kiểm soát thỏa thuận không cạnh tranh trong quan hệ lao động.
866 Tranh chấp về đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển theo các hiệp định về tiêu chuẩn sản phẩm tại WTO / Tào Thị Huệ // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 23 (471) .- Tr.20 – 27 .- 340
Theo các hiệp định về tiêu chuẩn sản phẩm của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các thành viên là nước đang phát triển được đối xử đặc biệt và khác biệt. Tranh chấp chủ yếu liên quan tới quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt là nước thành viên khi ban hành các quy định trong nước về tiêu chuẩn sản phẩm cần tính đến nhu cầu đặc biệt của các nước đang phát triển. Nghiên cứu thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan tới vấn đề này có thể mang lại nhiều kinh nghiệm đối với Việt Nam ở vị thế là một nước đang phát triển. Trong bài viết này, tác giả trình bày về nội dung của quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt, thực tiễn giải quyết tranh chấp và các vấn đề pháp lý quan trọng trong giải thích và áp dụng quy định này theo các hiệp định về tiêu chuẩn sản phẩm tại WTO. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các kiến nghị đối với Việt Nam khi tham gia giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO.
867 Thẩm quyền tranh chấp đất đai của tòa án: Một số bất cập và kiến nghị / Lê Thị Bích Chi, Nguyễn Thị Loan // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 23 (471) .- Tr.28 – 34 .- 340
Quá trình quản lý, sử dụng đất đai có thể phát sinh nhiều tranh chấp, như tranh chấp giữa cơ quan quản lý nhà nước với người sử dụng đất hoặc tranh chấp giữa những người sử dụng đất với nhau. Việc xác định chủ thể trong quan hệ tranh chấp và làm rõ nội hàm của khái niệm tranh chấp đất đai có ý nghĩa quyết định trong việc xác định chủ thể có thẩm quyền giải quyết, trình tự, thủ tục giải quyết. Tuy vậy, quy định về khái niệm tranh chấp đất đai và chủ thể có thẩm quyền giải quyết hiện còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến hiệu quả giải quyết tranh chấp cũng như gây lãng phí xã hội, cần sớm được hoàn thiện.
868 Bảo đảm quyền con người trong áp dụng biện pháp bắt, giữ người trong tố tụng hình sự / Trịnh Duy Thuyên // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 23 (471) .- Tr.35 – 42 .- 340
Quyền tự do của công dân là những quyền cơ bản của con người, được quy định trong Hiến pháp năm 2013. Tuy nhiên, để giữ vững an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội cũng như bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 cho phép các cơ quan tiến hành tố tụng được áp dụng các biện pháp ngăn chặn để bảo đảm quá trình điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Nhưng qua thực tiễn áp dụng đã phát sinh những khó khăn, bất cập trong các quy định về biện pháp ngăn chặn, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do của công dân, cần sớm được hoàn thiện.
869 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở ISRAEL và khuyến nghị cho Việt Nam / Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Thị Bảo Nga // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 22 (470) .- Tr. 46-55 .- 340
Israel là một quốc gia không có nhiều tài nguyên, khoáng sản. Phần lớn diện tích đất của quốc gia này lại là sa mạc cằn cỗi, phần còn lại đều là đồi núi đá trọc với khí hậu khắc nghiệt. Trong bài viết này, các tác giả trình bày, phân tích một số bài học kinh nghiệm của Israel về chính sách, giải pháp và cơ chế hỗ trợ cho việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao và đưa ra một số khuyến nghị cho phát triển nông nghiệp Việt Nam.
870 Quyền tự do ngôn luận theo pháp luật Canada và một số đề xuất cho Việt Nam / Phạm Thị Bắc Hà // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 22 (470) .- Tr. 56-64. .- 340
Quyền tự do ngôn luận là một trong những quyền cơ bản của con người được ghi nhận trong các văn kiện pháp lý quốc tế cũng như pháp luật ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam và Canada. Mặc dù pháp luật ở hai quốc gia có quy định cụ thể khác nhau nhưng Việt Nam hoàn toàn có thể học hỏi kinh nghiệm từ Canada để hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật trong nước về vấn đề này. Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích nội dung và giới hạn về quyền tự do ngôn luận được quy định trong pháp luật Canada; và đưa ra một số đề xuất trên cơ sở phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam.