CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
841 Pháp luật về thực hiện hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới / Trần Linh Huân, Trần Thị Diện // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 12 .- Tr. 21 – 25 .- 340
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự nói chung và bảo hiểm dân sự của chủ xe cơ giới nói riêng là chủ đề đã được nghiên cứu trong thời gian gần đây trên bình diện pháp lý. Để xác lập và thực hiện một quan hệ bảo hiểm, chủ xe cơ giới và công ty bảo hiểm phải ký kết với nhau một hợp đồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ có một số trường hợp phát sinh tranh chấp giữa các bên, thậm chí gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị thiệt hại. Xuất phát từ thực tế đó, bài viết tập trung phân tích và chỉ ra một số vấn đề còn bất cập liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo pháp luật Việt Nam, từ đó đưa ra một số đề xuất hoàn thiện.
842 Thực tiễn pháp luật về hợp đồng lao động vô hiệu / Dương Tấn Thanh // .- 2022 .- Số 12 .- Tr. 31 – 35 .- 340
Tác giả phân tích các vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng lao động vô hiệu, đánh giá thực trạng của việc giải quyết hợp đồng lao động vô hiệu về mặt lý luận và thực tiễn, trên cơ sở đó kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động nói chung và chế định hợp đồng lao động vô hiệu nói riêng.
843 Vấn đề bảo đảm quyền con người trong luật pháp của Liên minh châu Âu / Lê Hoàng Anh Tuấn // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 12 .- Tr. 36 – 40 .- 340
Liên minh Châu Âu (EU) đã dẫn đầu thế giới trong việc bảo đảm quyền con người, đặc biệt cụ thể chi tiết về những đạo luật, quy định cho từng vấn đề về bảo đảm quyền con người. Nhưng trong những năm gần đây, cam kết của Châu Âu đối với các quyền ngày càng bị thách thức, từ các vấn đề biến động chính trị, xã hội. Châu Âu đối mặt với nhiều đòi hỏi quy định pháp luật một lần nữa cần được sự đồng thuận thống nhất của các nước trong Liên minh. Bài viết nghiên cứu về một số vấn đề bảo đảm quyền con người ở Châu Âu, giúp chỉ ra và xâu chuỗi những quy định pháp luật liên quan đến vấn đề đã được Châu Âu giải quyết, từ đó đưa ra những gợi mở bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
844 Nhận diện phương thức, thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc nâng cấp sim 4G, 5G / Lại Sơn Tùng, Lê Trung Dũng // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- 23540664 .- Tr. 51 – 5 .- 340
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, công nghệ số và sinh học, tạo ra những khả năng sản xuất hoàn toàn mới và có tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới. Bên cạnh những ưu điểm nổi trội, thì xuất hiện tình trạng có nhiều đối tượng lợi dụng những thành tựu khoa học này để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong đó có chiêu trò nâng cấp sim 4G, 5G nhằm đánh cắp thông tin cá nhân để chiếm đoạt tài sản. Bài viết nêu một số phương thức, thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc nâng cấp sim 4G, 5G và đưa ra một số cảnh báo để mỗi người dân không mắc vào “cái bẫy” của các đối tượng phạm tội.
845 Hoàn thiện thể chế pháp luật tài chính trong tình hình mới / Nguyễn Thị Quỳnh Chi // Tài chính .- 2023 .- Số 1+2 .- Tr.14-17 .- 343.03
Trong những năm qua, việc xây dựng và hoàn thiện thể chế tài chính đạt đạt được những kết quả tích cực, vừa góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, cải thiện môi trường kinh doanh, vừa chủ động ngăn ngừa suy giảm kinh tế, bảo đảm anh sinh xã hội; đồng thời tiếp cận nhanh với thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập ngày càng sâu rộng, thúc đẩy hiện đại hóa quản lý tài chính, đảm bảo yêu cầu về cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Bài viết khái quát một số kết quả xây dựng pháp luật tài chính giai đoạn 2016-2022, cũng như nhiệm vụ đặt ra cho công tác trong giai đoạn tới.
846 Vận động và biến đổi của vai trò và chức năng nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa / Nguyễn Văn Quân // Khoa học pháp lý .- 2022 .- Số 02 (150) .- Tr. 1 – 12 .- 340
Vai trò và chức năng của nhà nước hiện có những biến đổi sâu sắc dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Bài viết phân tích các yếu tố chi phối vai trò và chức năng của nhà nước, từ đó phân tích những vận động và biến đổi của vai trò và chức năng của nhà nước trong lĩnh vực an ninh, kinh tế và xã hội.
847 Hợp đồng mẫu trong lĩnh vực xây dựng quốc tế - Thực tiễn sử dụng tại một số Quốc gia và Việt Nam / Nguyễn Mai Linh // Khoa học pháp lý .- 2022 .- Số 02 (150) .- Tr. 23 – 34 .- 340
Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế thì hoạt động xây dựng cũng đã được mở rộng ra khỏi phạm vi quốc gia, đòi hỏi hình thành các mẫu hợp đồng xây dựng quốc tế để tạo sự thống nhất trong việc áp dụng và giải thích một số nguyên tắc, định nghĩa và các điều khoản khác trong hợp đồng. Bài viết sẽ làm rõ sự xuất hiện của các mẫu hợp đồng xây dựng quốc tế đóng vai trò như một “lex constructionis” và thực tiễn sử dụng các mẫu hợp đồng này tại một số quốc gia và Việt Nam.
848 Chính sách ưu đãi và hỗ trợ đối với doanh nghiệp xã hội: Một số bất cập và kiến nghị / Lê Nhật Bảo // Khoa học pháp lý .- 2022 .- Số 02 (150) .- .- 340
Khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực đến nay, thì pháp luật chưa có quy phạm cụ thể nào nhằm ưu đãi và hỗ trợ doanh nghiệp xã hội. Thông qua bài viết này, tác giả chỉ ra một số bất cập và nêu ra các kiến nghị nhằm cụ thể hóa chính sách hỗ trợ và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp xã hội.
849 Thực trạng pháp luật về hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp của thanh niên thông qua quỹ bảo lãnh tín dụng / Dương Hiểu Phong // Luật học .- 2022 .- Số 11 .- Tr. 65 – 79 .- 340
Bài viết trình bày khái quát về quỹ bảo lãnh tín dụng, vai trò của quỹ, thực trạng pháp luật về hoạt động hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp của thanh niên thông qua quỹ bảo lãnh tín dụng. Từ đó, bài viết chỉ ra những hạn chế trong quy định của pháp luật, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ vốn cho thanh niên khởi nghiệp thông qua quỹ bảo lãnh tín dụng.
850 Hỗ trợ vốn cho thanh niên khởi nghiệp thông qua các quỹ tài chính nhà nước – Một số vấn đề thực tiễn pháp lí / Nguyễn Thị Lan Hương // Luật học .- 2022 .- Số 11 .- Tr. 93 – 101 .- 340
Bài viết nghiên cứu cơ sở lí luận về hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, làm rõ thực trạng pháp luật hiện hành về hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp từ các quỹ tài chính của Nhà nước. Thông qua nghiên cứu các vấn đề thực tiễn pháp lí, bài viết đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật từ thực tiễn phát sinh, kiến nghị về hướng hoạt động của các quỹ nhằm vừa bảo toàn quỹ vừa đạt được mục tiêu đề ra hỗ trợ tạo công ăn việc làm và khởi nghiệp cho thế hệ thanh niên.