Cơ sở lý luận và pháp lý của việc kiểm soát tập trung kinh tế ngoài lãnh thổ ở liên minh Châu Âu: Từ học thuyết một thực thể kinh tế đến học thuyết ảnh hưởng
Tác giả: Nguyễn Thị TrangTóm tắt:
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, một giao dịch tập trung kinh tế (TTKT) giữa các công ty đa quốc gia dễ dàng vượt ra ngoài lãnh thổ và ảnh hưởng đến các nền kinh tế ngoài phạm vi quốc gia mà các công ty đó được thành lập. Tuy nhiên, các giao dịch TTKT được thực hiện ở nước ngoài bởi các công ty nước ngoài không đáp ứng được nguyên tắc lãnh thổ hay nguyên tắc quốc tịch, hai nguyên tắc nền tảng của công pháp quốc tế để một quốc : có thể thiết lập thẩm quyền tài phản. Vấn đề pháp lý được đặt ra là liệu một quốc gia có thể thực hiện quyền tài phản ở mức độ nào đối với giao dịch TTKT của các công ty nước ngoài diễn ra bên ngoài lãnh thổ của mình, và liệu việc mở rộng thẩm quyền như thế có dể dàng được chấp nhận bởi các quốc gia khác? Và lúc này vấn đề thẩm quyền tài phản ngoài lãnh thổ của pháp luật cạnh tranh của quốc gia được xem xét đến. Trong hơn năm mươi năm qua, Liên minh châu Âu, thông qua các án lệ, đã xây dựng và phát triển các học thuyết: “học thuyết một thực thể kinh tế”, “học thuyết nơi thực hiện”, và từng bước hướng tới “học thuyết ảnh hưởng” của pháp luật Hoa Kỳ, để xác lập quyền tài phản đối với các vụ việc TTKT ngoài lãnh thổ Liên minh châu Âu. Bài viết nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý của việc kiểm soát TTKT ngoài lãnh thổ ở Liên minh châu Âu, từ đó đưa ra một số đề xuất áp dụng đối với Việt Nam.
- Chính sách thuế bất động sản ở Việt Nam : nhận diện bất cập và đề xuất một số giải pháp
- Hoàn thiện quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại trong thời gian tới/
- Cơ quan chuyên trách chống tham nhũng: Kinh nghiệm quốc tế và giá trị tham khảo cho Việt Nam
- Chế định pháp nhân nhìn từ cấu trúc bên trong của nó
- Hoàn thiện Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) nhằm bảo đảm sự thống nhất với Bộ luật Dân sự