CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
721 Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo ở Việt Nam: Thuận lợi và khó khăn / Nguyễn Thị Phương Lan, Trần Thị Kim Nhung // .- 2023 .- Số 633 .- Tr. 16 - 18 .- 658

Chuyển đổi số là một xu hướng tất yếu trong thời kỳ hội nhập hiện nay, giúp doanh nghiệp có được nhiều thuận lợi và nâng cao khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, cũng có không ít doanh nghiệp chưa thành công hoặc đang loay hoay trong quá trình chuyển đổi số do gặp phải những rào cản lớn. Doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo là một tổ chức hoạt động kinh doanh dựa trên cơ sở khai thác tài sản sở hữu trí tuệ, công nghệ mới để thiết lập mô hình kinh doanh mới; họ cũng đang trên con đường chuyển đổi số. Bài viết tập trung làm rõ những thuận lợi và khó khan đặt ra cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo khi chuyển đổi số ở nước ta.

722 Gian lận thương mại trong quá trình thực thi các hiệp định tự do thương mại: Những nguy cơ, rủi ro và giải pháp cho Việt Nam / Trần Việt Dũng, Trần Đức Lợi // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 01(161) .- Tr. 80 – 91 .- 340

Gian lận thương mại đang trở thành một hiện tượng trong thực tiễn kinh doanh quốc tế bóp mếu cấu trúc của luồng thương mại quốc tế được thiết lập bởi các quốc gia. Hành vi gian lận thương mại phổ biến nhất chính là gian lận xuất xứ, theo đó các bên liên quan có những hành vi làm giả hoặc khai gian hoặc chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp để dẫn đến nhầm lẫn hoặc nhận thức sai về xuất xứ nhằm hưởng lợi từ các quy chế thương mại ưu đãi mà nước nhập khẩu dành cho đối tác của mình trongkhuoon khổ các hiệp định thương mại tự do. Gian lận thương mại của một số doanh nghiệp nếu không được kiểm soát có thể ảnh hưởng đến điều kiện tiếp cận thị trường của hàng hóa xuất khẩu của quốc gia liên quan, qua đó làm gia tăng chi phí sản xuất, thời gian cho các doanh nghiệp ngay tình khi mong muốn gia nhập vào thị trường đó.

723 Quan hệ giữa pháp luật về nhượng quyền thương mại và pháp luật cạnh tranh: Kinh nghiệm của Úc và bài học cho Việt Nam / Nguyễn Thị Anh Thơ // .- 2023 .- Số 01(161) .- Tr. 92 – 105 .- 340

Bài viết phân tích quan hệ giữa pháp luật về nhượng quyền thương mại và pháp luật cạnh tranh từ kinh nghiệm của Úc trong mối quan hệ đối sách với Việt Nam. Bài viết giới hạn nghiên cứu về mối quan hệ giữa các bên trong hệ thống nhượng quyền, dựa trên những thỏa thuận nhượng quyền có tác động gây hạn chế cạnh tranh giữa các bên trong cùng hệ thống nhượng quyền. Từ những kinh nghiệm của Úc, bài viết khuyến nghị một số giải pháp để hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam.

724 Thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam trong việc thực thi các cam kết môi trường theo EVFTA và một số đề xuất khắc phục / Trần Linh Huân // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 01(161) .- Tr. 106 – 114 .- 340

Bài viết tập trung phân tích các cam kết về môi trường trong Hiệp định EVFTA, các yêu cầu đặt ra đối với việc thực thi cam kết này, cũng như làm rõ một số tác động của các cam kết về môi trường trong Hiệp định EVFTA đối với doanh nghiệp Việt Nam; từ đó đưa ra một số định hướng hoàn thiện về mặt chính sách, pháp luật trên cơ sở đáp ứng được các yêu cầu thực thi cam kết bảo vệ môi trường trong Hiệp định EVFTA.

725 Pháp luật về quyền hạn khẩn cấp ở một số quốc gia trên thế giới – Từ thực tiễn ứng phó đại dịch Covid – 19 và kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Thị Thiện Trí // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 02 (162) .- Tr. 106 – 114 .- 340

Bài viết tập trung phân tích, đánh giá pháp luật về quyền hạn khẩn cấp ở một số nước trên thế giới từ thực tiễn ứng phó Covid-19, đồng thời có những kiến nghị gợi mở cho vấn đề hoàn thiện pháp luật về quyền hạn khẩn cấp ở Việt Nam, nhằm nâng cao năng lực quốc gia trong ứng phó với các tình trạng đặc biệt.

726 Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm trong pháp luật xử phạt vi phạm hành chính / Cao Vũ Minh // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 02 (162) .- Tr. 15 – 29 .- 340

Vi phạm hành chính tuy không nguy hiểm bằng tội phạm nhưng lại diễn ra rất phức tạp, gây thiệt hại cho Nhà nước, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Nhằm bảo đảm hiệu quả trong công tác đấu tranh, phòng chống vi phạm hành chính thì xử phạt vi phạm hành chính được xem là một giải pháp hữu hiệu. Bài viết phân tích về thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, đồng thời đề xuất hướng hoàn thiện.

727 Bàn về hợp đồng mua bán căn hộ du lịch / Ngô Hữu Phước, Đặng Quốc Anh // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 02 (162) .- Tr. 30 – 44 .- 340

Trên cơ sở phân tích các bất cập của pháp luật về Hợp đồng mua bán căn hộ du lịch lẫn mẫu Hợp đồng mua bán căn hộ du lịch, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về Hợp đồng mua bán căn hộ du lịch và mẫu Hợp đồng mua bán căn hộ du lịch, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia giao dịch.

728 Ngăn ngừa, quản lí ô nhiễm rác thải nhựa trên biển theo quy định của pháp luật Quốc tế và pháp luật Việt Nam: Thực trạng và đề xuất / Nguyễn Thị Hồng Yến, Nguyễn Phương Dung // Luật học .- 2023 .- Số 03 .- Tr. 83 – 99 .- 340

Bài viết tập trung làm rõ khung pháp luật quốc tế và Việt Nam về ngăn ngừa, quản lí rác thải nhựa trên biển, đồng thời đề xuất khuyến nghị cho Chính phủ Việt Nam nhằm đảm bảo quản lí oonhieemx rác thải nhựa trên biển một cách hiệu quả.

729 Pháp luật một số Quốc gia châu Á về tình trạng khẩn cấp và những gợi mở cho Việt Nam / Nguyễn Thị Kim Ngân // Luật học .- 2023 .- Số 03 .- Tr. 100 – 112 .- 340

Tình trạng khẩn cấp là tình huống bất thường ngoài dự đoán xảy ra như dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh, bạo loạn…vượt quá khả năng ứng phó của quốc gia, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của tổ chức và của Nhà nước. Trong tình trạng khẩn cấp, quốc gia sẽ thực hiện những biện pháp “ đặc biệt” để quản lí xã hội. Thông qua nghiên cứu pháp luật của Trung Quốc, Singapore và Nhật Bản về tình trạng khẩn cấp, bài viết gợi mở một số vấn đềcần tham khảo để xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này.

730 Quyền miễn trừ trách nhiệm của Nghị sĩ ở Cộng hòa Pháp và kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam / Trương Thị Minh Thùy // Luật học .- 2023 .- Số 03 .- Tr. 113 – 1123 .- 340

Bài viết phân tích những vấn đề về quyền miễn trừ trách nhiệm của nghị sĩ ở Cộng hòa Pháp. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam khi tiến hành hợp pháp hóa quyền này, như: đối tượng được hưởng quyền, thời điểm bắt đầu và kết thúc quyền, hành vi được hưởng quyền và mức độ bảo vệ quyền, thẩm quyền bãi bỏ quyền này.