CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
681 Quy định về thiệt hại được bồi thường do hàng hóa không bảo đảm chất lượng gây ra cho người tiêu dùng / Lê Thị Hồng Vân // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 01(161) .- Tr. 25 – 37 .- 340

Bài viết phân tích quy định pháp luật Việt Nam và nước ngoài về thiệt hại được bồi thường do hàng hóa không bảo đảm chất lượng gây ra cho người tiêu dùng và phản ánh thực tiễn xác định thiệt hại được bồi thường do hàng hóa không bảo đảm chất lượng gây ra cho người tiêu dùng tại Việt Nam thong qua một số bản án cụ thể. Qua đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người tiêu dùng bị thiệt hại do hàng hóa không bảo đảm chất lượng gây ra.

682 Về chế định quyền sử dụng đất công / Phạm Văn Võ // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 01(161) .- Tr. 38 – 44 .- 340

Với mong muốn làm rõ bản chất của quyền sử dụng đất công, bài viết tập trung vào việc làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của quyền sử dụng đất công, đồng thời kiến nghị các giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền sử dụng đất công, đồng thời kiến nghị các giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền sử dụng đất công trong Luật Đất đai và Luật liên quan.

683 Nâng cao hiệu quả biện pháp tự bảo vệ của nhà đầu tư tài chính trong thị trường chứng khoán / Bùi Hữu Toàn // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 01(161) .- Tr. 45 – 54 .- 340

Các nhà đầu tư có thể gửi tiết kiệm, đầu tư chứng khoán, đầu tư vàng và đàu tư bất động sản. Mỗi thị trường đều có những rủi ro nhưng thị trường chứng khoán có rất nhiều rủi ro mà chúng ta không thể lường trước được. Khi có tranh chấp xảy ra, nhà đầu tư tài chính trong thị trường chứng khoán có thể tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại. Các biện pháp đều có hiệu quả nhất định, nhưng để hạn chế rủi ro, phát huy khả năng tự bảo vệ của nhà đầu tư chứng khoán trong thị trường tài chính, nhưng chúng ta cần trang bị kỹ năng, kiến thức pháp luật cho nhà đầu tư,cải cách quy trình giải quyết tranh chấp của các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu của các nhà đầu tư.

684 Xử lý tài sản bảo đảm là quyền tài sản trong hoạt động cấp tín dụng tại các ngân hàng thương mại / Huỳnh Anh // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 01(161) .- Tr. 55 – 66 .- 340

Tác giả phân tích thực trạng pháp luật hiện hành về xử lý tài sản bảo đảm là quyền tài sản trong hoạt động cấp tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Trên cơ sở đó,tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về xử lý các tài sản bảo đảm này.

685 Đánh giá tác động hạn chế cạnh tranh của vụ sáp nhập doanh nghiệp / Trương Trọng Hiểu // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 01(161) .- Tr. 67 – 79 .- 340

Đánh giá tác động hạn chế cạnh tranh của vụ sáp nhập doanh nghiệp là một trong những điểm mới quan trọng được bổ sung bởi Luật Cạnh tranh năm 2018. So với cơ chế rà soát sáp nhập thụ động trong Luật Cạnh tranh năm 2004, quy trình thẩm định vụ việc đã giúp cho cơ quan cạnh tranh năng động hơn, và kết quả rà soát sáp nhập chính xác hơn. Bên cạnh những điểm tiến bộ thì cũng có những điểm chưa hoàn chỉnh. Bài viết cho thấy sự lúng túng trong việc tiếp cận với khung đánh giá sáp nhập mới của Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn thi hành.

686 Hoàn thiện các quy định pháp luật về chào bán trái phiếu riêng lẻ ở Việt Nam hiện nay / Bùi Hữu Toàn // Luật học .- 2023 .- Số 03 .- Tr. 70 – 82 .- 340

Trong vài năm trở lại đây, chào bán trái phiếu riêng lẻ là một trong những phương thức phổ biến mà các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng…sử dụng để huy động vốn do tính chất linh hoạt và điều kiện chào bán đơn giản. Bài viết tập trung phân tích các quy định pháp luật cũng như thực trạng hoạt động chào bán trái phiếu riêng lẻ, từ đó đưa ra một số đề xuất hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động chào bán trái phiếu riêng lẻ tại Việt Nam hiện nay.

687 Sự cần thiết cải cách thuế thuốc lá ở Việt Nam / Đinh Công Luận // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 03 (475) .- Tr. 26 – 33 .- 340

Một trong những lý do chính cho việc sử dụng thuốc lá nhiều ở Việt Nam là do giá thuốc lá thấp, liên quan đến những bất cập trong chính sách thuế hiện hành được áp dụng đối với sản xuất và lưu thông thuốc lá điếu. Trong phạm vi bài viết này, tác giả thảo luận, phân tích các hạn chế, bất cập của chính sách thuế hiện hành được áp dụng đối với thuốc lá ở Việt Nam, bao gồm phương pháp đánh thuế và mức thuế trong tương quan so sánh với các quốc gia khác, và đưa ra các khuyến nghị về cải cách thuế thuốc lá.

688 Hiệu lực pháp lý của điều lệ công ty và thực tiễn áp dụng pháp luật nhìn từ một vụ việc cụ thể / Bùi Hữu Toàn // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 03 (475) .- Tr. 34 – 39 .- 340

Tác giả bàn luận về những nhận định, đánh giá và quyết định của Tòa án trong một vụ tranh chấp liên quan đến Điều lệ công ty, chỉ ra những hạn chế, vướng mắc trong các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn thi hành pháp luât về vấn đề này và đề xuất một số giải pháp khắc phục.

689 Hòa giải thương mại tại Việt Nam – Thực trạng và kiến nghị / Lê Nguyễn Gia Thiện, Nguyễn Thị Ánh Dương // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 03 (475) .- Tr. 40 – 48 .- 340

Giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa giải thương mại tư nhân đang dần trở thành một xu thế tất yếu trong dòng chảy chung của quá trình hội nhập. Tại Việt Nam, hòa giải thương mại đã bắt đầu xuất hiện từ thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI[1]. Trong suốt quá trình phát triển của mình, hòa giải thương mại đã chứng minh được những tiềm năng to lớn mà nó mang lại. Sự ra đời của Nghị định số 22/2017/NĐ-CP của Chính phủ về hòa giải thương mại đóng một vai trò quan trọng đối với khung pháp lý dành cho phương thức giải quyết tranh chấp này. Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả phân tích những vấn đề cụ thể về thực trạng pháp luật Việt Nam đối với hòa giải thương mại và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện khung pháp lý về phương thức giải quyết tranh chấp này.

690 Xây dựng chính phủ điện tử, chuyển đổi số trong hoạt động xây dựng pháp luật tại Hàn Quốc và kinh nghiệm cho Việt Nam / Dương Thu Hương // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 03 (475) .- Tr. 49 – 57 .- 340

Hàn Quốc là một trong những quốc gia đứng đầu trên thế giới về phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số hiện nay. Hàn Quốc đã trải qua giai đoạn hơn 50 năm xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kể từ năm 1967. Gần đây, Việt Nam cũng đang tập trung nguồn lực thúc đẩy xây dựng, hình thành và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Trong bài viết này, tác giả trình bày khái quát lịch sử phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số và quá trình chuyển đổi số trong hoạt động xây dựng pháp luật tại Hàn quốc và rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam. Từ khóa: