CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
661 Cơ sở lý luận của việc kiểm soát tập trung kinh tế đối với giao dịch được thực hiện ngoài lãnh thổ / Hà Thị Thanh Bình // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 03 (163) .- Tr. 27 – 40 .- 340

Toàn cầu hóa cùng với sự phụ thuộc lẫn nhau trong nền kinh tế toàn cầu làm gia tăng các mối liên hệ, những tác động và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các quốc gia trên toàn thế giới. Trong dòng chảy tư bản toàn cầu, các giao dịch tập trung kinh tế (TTKT) diễn ra ở quốc gia này cũng có thể gây ra những tác động đến thị trường ở các quốc gia khác. Chính vì vậy, kiểm soát giao dịch TTKT thực hiện ngoài lãnh thổ đã dần trở thành bộ phận không thể thiếu của pháp luật cạnh tranh/chống độc quyền của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Sau khi phân tích một số lý thuyết làm cơ sở cho việc kiểm soát giao dịch TTKT được thực hiện ngoài lãnh thổ đang được sử dụng phổ biến ở một số quốc gia, bài viết gợi mở một số đề xuất góp phần xây dựng cơ sở lý luận cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam. Điều này được cho là sẽ giúp điều chỉnh một cách có hiệu quả hơn các giao dịch TTKT được thực hiện bên ngoài lãnh thổ nhưng gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.

662 Cơ sở để xác định phạm vi áp dụng ngoài lãnh thổ của pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế Hoa Kỳ / Trần Hoàng Nga // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 03 (163) .- Tr. 41 – 49 .- 340

Hoa Kỳ được xem là quốc gia đầu tiên ban hành, đồng thời xây dựng học thuyết và khung pháp lý phù hợp để mở rộng phạm vi áp dụng của pháp luật cạnh tranh (chống độc quyền) nói chung, pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế nói riêng ra ngoài lãnh thổ. Bài viết này trình bày một số kết quả nghiên cứu về những cơ sở mà dựa vào đó, cơ quan thẩm quyền của Hoa Kỳ xác định các thương vụ tập trung kinh tế ngoài lãnh thổ nào vẫn phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật Hoa Kỳ.

663 Căn cứ và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế của châu âu đối với các giao dịch được thực hiện ngoài lãnh thổ / Trần Xuân Chi Anh // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 03 (163) .- Tr. 63 – 74 .- 340

Bài viết giới thiệu các nguyên tắc Liên minh châu Âu sử dụng để xác định thẩm quyền và đánh giá tác động của các giao dịch ngoài lãnh thổ đến người tiêu dùng và thị trường -hung châu Âu. Từ đó, tác giả đưa ra một số nhận định về việc thiết lập thẩm quyền và thi hành quyết định của các cơ quan cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện ay, khi số lượng các giao dịch tập trung kinh tế ngoài lãnh thổ được thông báo tại các tốc gia ngày càng nhiều.

664 Hiệu lực đối kháng của quyền hưởng dụng / Nguyễn Nhật Thanh, Đặng Lê Phương Uyên // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 03 (163) .- Tr. 75 – 86 .- 340

Quyền hưởng dụng không hoàn toàn là một quy định mới trong hệ thống pháp luật tại Việt Nam nhưng chỉ mới được ghi nhận lại gần đây trong Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015. Vì vậy, một số nội dung của quyền hưởng dụng còn khá xa lạ với người dân, trong đó có vấn đề hiệu lực đối kháng của quyền hưởng dụng. Bài viết này tập trung phân tích thời điểm quyền hưởng dụng phát sinh hiệu lực đối kháng cũng như hệ quả pháp lý khi hiệu lực đối kháng phát sinh với người thứ ba.

665 Hoàn thiện pháp luật về biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính / Thái Thị Tuyết Dung // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 03 (163) .- Tr. 13 – 26 .- 340

Hiện nay quy định pháp luật về biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính ảnh hưởng rất lớn đến quyền con người vì người bị tạm giữ bị hạn chế tự do, tạm thời cách ly khỏi xã hội. Vì vậy, việc áp dụng biện pháp này đúng có ý nghĩa quan trọng, góp phần đảm bảo tính uy nghiêm của pháp luật cũng như hạn chế các hành vi vi phạm. Bài viết phân tích quy định pháp luật Việt Nam về biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính, nếu thực trạng pháp luật và đưa ra một số kiến nghị cần hoàn thiện để việc áp dụng biện pháp này nghiêm minh và đúng pháp luật. Từ khóa:

666 Cơ sở lý luận và pháp lý của việc kiểm soát tập trung kinh tế ngoài lãnh thổ ở liên minh Châu Âu: Từ học thuyết một thực thể kinh tế đến học thuyết ảnh hưởng / Nguyễn Thị Trang // .- 2023 .- Số 03 (163) .- Tr. 50 – 62 .- 340

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, một giao dịch tập trung kinh tế (TTKT) giữa các công ty đa quốc gia dễ dàng vượt ra ngoài lãnh thổ và ảnh hưởng đến các nền kinh tế ngoài phạm vi quốc gia mà các công ty đó được thành lập. Tuy nhiên, các giao dịch TTKT được thực hiện ở nước ngoài bởi các công ty nước ngoài không đáp ứng được nguyên tắc lãnh thổ hay nguyên tắc quốc tịch, hai nguyên tắc nền tảng của công pháp quốc tế để một quốc : có thể thiết lập thẩm quyền tài phản. Vấn đề pháp lý được đặt ra là liệu một quốc gia có thể thực hiện quyền tài phản ở mức độ nào đối với giao dịch TTKT của các công ty nước ngoài diễn ra bên ngoài lãnh thổ của mình, và liệu việc mở rộng thẩm quyền như thế có dể dàng được chấp nhận bởi các quốc gia khác? Và lúc này vấn đề thẩm quyền tài phản ngoài lãnh thổ của pháp luật cạnh tranh của quốc gia được xem xét đến. Trong hơn năm mươi năm qua, Liên minh châu Âu, thông qua các án lệ, đã xây dựng và phát triển các học thuyết: “học thuyết một thực thể kinh tế”, “học thuyết nơi thực hiện”, và từng bước hướng tới “học thuyết ảnh hưởng” của pháp luật Hoa Kỳ, để xác lập quyền tài phản đối với các vụ việc TTKT ngoài lãnh thổ Liên minh châu Âu. Bài viết nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý của việc kiểm soát TTKT ngoài lãnh thổ ở Liên minh châu Âu, từ đó đưa ra một số đề xuất áp dụng đối với Việt Nam.

667 Một số vấn đề pháp lý về môi trường khi thành lập thành phố thủ đức trực thuộc thành phố Hồ Chí Minh / Trần Linh Huân // .- 2023 .- Số 03 (163) .- Tr. 101 – 114 .- 340

Trong đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2019-2021, việc thành lập thành phố Thủ Đức trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh được xem là nội dung trọng tâm. Mô hình này dự kiến sẽ mang đến luồng gió mới cho sự phát triển thịnh vượng của Thành phố. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đạt được thì điều này cũng sẽ đặt ra nhiều vấn đề thách thức về mặt môi trường đòi hỏi cần phải giải quyết một cách triệt để, hiệu quả. Xuất phát từ thực tế đó, bài viết tập trung phân tích, đánh giá làm rõ một số tác động tiêu cực về môi trường khi thành lập thành phố Thủ Đức trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra một số kiến nghị định hướng góp phần bảo vệ hiệu quả môi trường khi xây dựng mô hình này.

668 Đánh giá khung pháp lý hình sự Việt Nam về phòng, chống buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã bằng đường biển trên cơ sở các hướng dẫn, chỉ báo quốc tế / Lê Huỳnh Tấn Duy // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 03 (163) .- Tr. 87 – 100 .- 340

Buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang đã bằng đường biển thường là những tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng về nhiều mặt cho xã hội, ảnh hưởng đến sự sinh tồn của nhiều loài động vật nguy cấp, quý, hiểm. Mặc dù có nhiều nỗ lực nhưng Việt Nam vẫn chưa ngăn chặn và xử lý có hiệu quả các hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã bằng đường biển chủ yếu đến từ một số quốc gia châu Phi. Sử dụng các hướng dẫn, chỉ báo quốc tế làm cơ sở để đánh giá cho thấy khung pháp lý hình sự của Việt Nam về phòng, chống buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang đã bằng đường biển vẫn còn nhiều hạn chế. Bài viết có ý nghĩa đối với việc tìm ra giải pháp cải cách pháp luật liên quan đến lĩnh vực này.

669 Một số góp ý về đất thương mại, dịch vụ trong dự thảo luật đất đai sửa đổi / Đoàn Văn Bình // Luật học .- 2023 .- Số 4 .- Tr. 93 – 102 .- 340

Đất thương mại, dịch vụ là một trong các loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp theo pháp luật đất đai hiện hành. Loại đất này được sử dụng để xây dựng các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, thương mại và các công trình khác phục vụ cho kinh doanh, dịch vụ, thương mại. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật đất đai hiện hành về đất thương mại, dịch vụ đang bộc lộ nhiều khoảng trống, không phù hợp nên chưa phát huy hết được tiềm năng, thể mạnh trong khai thác và sử dụng đất thương mại, dịch vụ. Tại Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cũng chưa dành sự quan tâm thích đáng đối với các quy định về đất thương mại, dịch vụ. Bài viết tập trung phân tích vai trò của đất thương mại, dịch vụ và đề xuất hoàn thiện một số quy định trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) về đất thương mại, dịch vụ.

670 Hoàn thiện các quy định về giải quyết tranh chấp đất đai của dự thảo luật đất đai (sửa đổ) / Tô Văn Hòa // Luật học .- 2023 .- Số 4 .- Tr. 103 – 111 .- 340

Bài viết này góp ý các quy định của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) về giải quyết tranh chấp đất đai. Bài viết sử dụng thực trạng tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai ở Tây Nguyên để minh họa cơ sở thực tiễn cho một số góp ý hoàn thiện quy định về giải quyết tranh chấp đất đại trong Dự thảo. Bài viết nêu yêu cầu đối với các quy định về giải quyết tranh chấp đất đai trong Luật Đất đai; phân tích các quy định của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, từ đó đưa ra một số góp ý nhằm hoàn thiện các quy định về thẩm quyền giải quyế tranh chấp đất đai trong Dự thảo.