CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
671 Hoàn thiện dự thảo luật đất đai (sửa đổi) nhằm bảo đảm sự thống nhất với bộ luật dân sự / Nguyễn Văn Hợi // Luật học .- 2023 .- Số 4 .- Tr. 112 – 124 .- 340

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có nhiều điểm mới so với quy định hiện hành. Tuy nhiên, nghiên cứu toàn văn Dự thảo có thể nhận thấy một số nội dung không thống nhất với các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Sự không thống nhất này có thể gây ảnh hưởng đến quá trình thực hiện khi Dự thảo được thông qua. Bài viết chỉ ra những nội dung không thống nhất của Dự thảo với các định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Trên cơ sở phân tích, đánh giá những nội dung không thống nhất này, bài viết đưa ra kiến nghị hoàn thiện Dự thảo nhằm bảo đảm sự thống nhất với các quy định của Bộ luật Dân sự.

672 Bảo đảm nguyên tắc xét xử độc lập của Tòa án nhân dân trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam / Trần Văn Độ // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- Số 5 .- Tr. 4 – 11 .- 340

Cải cách tư pháp là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhiệm vụ đó được thể hiện trong các văn kiện của Đảng cũng như pháp luật của Nhà nước như Nghị quyết số 08-NQ/TW, Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam trong giai đoạn mới, Hiến pháp năm 2013... Trong cải cách cách tư pháp, bảo đảm thực hiện nguyên tắc độc lập xét xử luôn là nội dung chủ yếu và quan trọng, được quan tâm hàng đầu. Việc nghiên cứu các vấn đề lý luận về nguyên tắc độc lập xét xử, đánh giá thực trạng để từ đó có các kiến nghị tiếp tục hoàn thiện cơ chế thực hiện nguyên tắc này luôn là vấn đề thời sự, cấp thiết trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW hiện nay.

673 Xây dựng pháp luật bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong việc thực hiện quyền tư pháp / Trần Văn Độ // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- Số 5 .- Tr. 12 – 15 .- 340

Nghị quyết số 27-NQ-TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới đã đề ra mục tiêu đến năm 2030 “Hoàn thành cơ bản việc xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân”. Đây là chủ trương của Đảng trong tình hình mới cần phải được nghiên cứu, tìm ra giải pháp để bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong việc thực hiện quyền tư pháp. Bài viết đưa ra bốn giải pháp đột phá trong xây dựng pháp luật, làm cơ sở để tổ chức thực hiện, đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.

674 Một số đặc trưng của hệ thống pháp luật Việt Nam và giải pháp đột phá định hướng xây dựng, hoàn thiện / Nguyễn Hồng Sơn // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- Số 5 .- Tr. 16 – 19 .- 340

Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XIII đã xác định nhiệm vụ trọng tâm “Hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, nhất quán; bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực pháp luật”. Trên cơ sở trình bày một số đặc trưng của hệ thống pháp luật Việt Nam, bài viết đề xuất giải pháp đột phá định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới.

675 Hoàn hiện cơ chế huy động nguồn lực xã hội hóa các lĩnh vực bổ trợ tư pháp theo Nghị quyết 27-NQ/TW / Liêu Chí Trung // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- Số 5 .- Tr. 20 – 25 .- 340

Trong điều kiện xã hội phát triển, bổ trợ tư pháp đóng vai trò ngày càng quan trọng. Thực tiễn cho thấy, để các lĩnh vực này hoạt động hiệu quả và phát triển không thể chỉ hoàn toàn do Nhà nước thành lập ra, rồi “bao bọc”, mà còn cần đến sự tham gia của cộng đồng, nhất là từ các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực, điều kiện theo quy định của pháp luật. Nghị quyết số 27/NQ-TW ngày 09/11/2022 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới một lần nữa cho thấy vai trò, sự cần thiết của bổ trợ tư pháp cũng như đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện đối với lĩnh vực này. Bài viết nêu lên những vấn đề cơ bản và đề xuất một số giải pháp huy động nguồn lực để xã hội hóa, phát triển đối với công chứng, hòa giải, trọng tài, thừa phát lại, giám định tư pháp nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay.

676 Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực luật sư đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp / Lê Quang Y // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- Số 5 .- Tr. 26 – 30 .- 340

Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới cũng đã xác định việc “nâng cao chất lượng nguồn nhân lực pháp luật” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Bài viết thể hiện quan điểm về một số khía cạnh nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực nghề luật sư ở Việt Nam nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực pháp luật Việt Nam hiện nay.

677 Xác định giá đất theo giá thị trường trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) / Nguyễn Vinh Hưng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 4(746) .- Tr. 29 – 32 .- 340

Hiện nay, việc xác định giá đất theo giá thị trường đang là chủ đề thu hút sự quan tâm, chú ý đặc biệt của xã hội. Bởi lẽ, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang bước vào giai đoạn quyết định trước khi được Quốc hội thông qua. Tuy nhiên, việc xác định giá đất theo giá thị trường luôn là vấn đề rắc rối, phức tạp, vì có sự liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của nhiều chủ thể và rất khó khăn để tìm ra cách thức xác định phù hợp.

678 Xác định giá sàn nộp ngân sách nhà nước đối với dự án đầu tư có sử dụng đất / Đinh Tấn Phong // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 4(746) .- Tr. 33 – 42 .- 340

Quy định về giá sàn nộp ngân sách nhà nước giúp cho việc khai thác, phân bổ giá trị kinh tế của đất trong quá trình đấu thầu dự án có sử dụng đất một cách hiệu quả; đảm bảo hài hoà lợi ích giữa người sử dụng đất, nhà đầu tư và Nhà nước. Trong bài viết này, tác giả phân tích khái niệm và nội hàm của giá sàn nộp ngân sách nhà nước, chỉ ra những bất cập, hạn chế và đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật và thực tiễn xác định giá sàn nộp ngân sách nhà nước đối với dự án đầu tư có sử dụng đất.

679 Nguyên tắc nghĩa vụ hợp tác của các quốc gia trong khai thác nguồn nước sông Mê Kông / Hà Thanh Hòa // .- 2023 .- Số 4(746) .- Tr. 19 – 28. .- 340

Nguyên tắc nghĩa vụ hợp tác của các quốc gia trong khai thác nguồn nước sông Mê Kông (MeKong) là một trong các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, được nêu trong Tuyên bố về các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1970. Nguyên tắc này cũng đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và phát triển luật quốc tế về nguồn nước, điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia trong khai thác và quản lý nguồn nước quốc tế. Việc tìm hiểu các quy định của pháp luật quốc tế về nội dung nguyên tắc nghĩa vụ hợp tác của các quốc gia trong khai thác nguồn nước và vận dụng nguyên tắc trong khai thác nguồn nước sông Mê Kông sẽ góp phần giúp Việt Nam và các quốc gia ven lưu vực khác tìm kiếm được các giải pháp hiệu quả hơn để đảm bảo phát triển bền vững trong khai thác các lợi ích từ con sông này.

680 Biến đổi khí hậu và vấn đề bảo đảm quyền có lương thực tại Việt Nam: thực trạng và kiến nghị / Nguyễn Thị Hồng Yến, Nguyễn Phương Dung // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 4(746) .- Tr. 43 – 49 .- 340

Trong bài viết này, các tác giả tập trung phân tích những tác động của biến đổi khí hậu đối với quyền có lương thực tại Việt Nam, làm rõ khung pháp lý của Việt Nam về bảo đảm quyền có lương thực, đồng thời chỉ ra những thách thức mà Chính phủ Việt Nam đang phải đối mặt trong việc bảo đảm quyền có lương thực dưới tác động của biến đổi khí hậu, Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị cụ thể cho Chính phủ nhằm giảm thiểu và giải quyết các nguy cơ nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đối với việc bảo đảm quyền có lương thực cho người dân trong thời gian tới.