CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
601 Hiệu lực đối kháng của quyền hưởng dụng / Nguyễn Nhật Thanh, Đặng Lê Phương Uyên // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 03 (163) .- Tr. 75 – 86 .- 340

Quyền hưởng dụng không hoàn toàn là một quy định mới trong hệ thống pháp luật tại Việt Nam nhưng chỉ mới được ghi nhận lại gần đây trong Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015. Vì vậy, một số nội dung của quyền hưởng dụng còn khá xa lạ với người dân, trong đó có vấn đề hiệu lực đối kháng của quyền hưởng dụng. Bài viết này tập trung phân tích thời điểm quyền hưởng dụng phát sinh hiệu lực đối kháng cũng như hệ quả pháp lý khi hiệu lực đối kháng phát sinh với người thứ ba.

602 Hoàn thiện pháp luật về biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính / Thái Thị Tuyết Dung // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 03 (163) .- Tr. 13 – 26 .- 340

Hiện nay quy định pháp luật về biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính ảnh hưởng rất lớn đến quyền con người vì người bị tạm giữ bị hạn chế tự do, tạm thời cách ly khỏi xã hội. Vì vậy, việc áp dụng biện pháp này đúng có ý nghĩa quan trọng, góp phần đảm bảo tính uy nghiêm của pháp luật cũng như hạn chế các hành vi vi phạm. Bài viết phân tích quy định pháp luật Việt Nam về biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính, nếu thực trạng pháp luật và đưa ra một số kiến nghị cần hoàn thiện để việc áp dụng biện pháp này nghiêm minh và đúng pháp luật. Từ khóa:

603 Cơ sở lý luận và pháp lý của việc kiểm soát tập trung kinh tế ngoài lãnh thổ ở liên minh Châu Âu: Từ học thuyết một thực thể kinh tế đến học thuyết ảnh hưởng / Nguyễn Thị Trang // .- 2023 .- Số 03 (163) .- Tr. 50 – 62 .- 340

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, một giao dịch tập trung kinh tế (TTKT) giữa các công ty đa quốc gia dễ dàng vượt ra ngoài lãnh thổ và ảnh hưởng đến các nền kinh tế ngoài phạm vi quốc gia mà các công ty đó được thành lập. Tuy nhiên, các giao dịch TTKT được thực hiện ở nước ngoài bởi các công ty nước ngoài không đáp ứng được nguyên tắc lãnh thổ hay nguyên tắc quốc tịch, hai nguyên tắc nền tảng của công pháp quốc tế để một quốc : có thể thiết lập thẩm quyền tài phản. Vấn đề pháp lý được đặt ra là liệu một quốc gia có thể thực hiện quyền tài phản ở mức độ nào đối với giao dịch TTKT của các công ty nước ngoài diễn ra bên ngoài lãnh thổ của mình, và liệu việc mở rộng thẩm quyền như thế có dể dàng được chấp nhận bởi các quốc gia khác? Và lúc này vấn đề thẩm quyền tài phản ngoài lãnh thổ của pháp luật cạnh tranh của quốc gia được xem xét đến. Trong hơn năm mươi năm qua, Liên minh châu Âu, thông qua các án lệ, đã xây dựng và phát triển các học thuyết: “học thuyết một thực thể kinh tế”, “học thuyết nơi thực hiện”, và từng bước hướng tới “học thuyết ảnh hưởng” của pháp luật Hoa Kỳ, để xác lập quyền tài phản đối với các vụ việc TTKT ngoài lãnh thổ Liên minh châu Âu. Bài viết nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý của việc kiểm soát TTKT ngoài lãnh thổ ở Liên minh châu Âu, từ đó đưa ra một số đề xuất áp dụng đối với Việt Nam.

604 Một số vấn đề pháp lý về môi trường khi thành lập thành phố thủ đức trực thuộc thành phố Hồ Chí Minh / Trần Linh Huân // .- 2023 .- Số 03 (163) .- Tr. 101 – 114 .- 340

Trong đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2019-2021, việc thành lập thành phố Thủ Đức trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh được xem là nội dung trọng tâm. Mô hình này dự kiến sẽ mang đến luồng gió mới cho sự phát triển thịnh vượng của Thành phố. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đạt được thì điều này cũng sẽ đặt ra nhiều vấn đề thách thức về mặt môi trường đòi hỏi cần phải giải quyết một cách triệt để, hiệu quả. Xuất phát từ thực tế đó, bài viết tập trung phân tích, đánh giá làm rõ một số tác động tiêu cực về môi trường khi thành lập thành phố Thủ Đức trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra một số kiến nghị định hướng góp phần bảo vệ hiệu quả môi trường khi xây dựng mô hình này.

605 Đánh giá khung pháp lý hình sự Việt Nam về phòng, chống buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã bằng đường biển trên cơ sở các hướng dẫn, chỉ báo quốc tế / Lê Huỳnh Tấn Duy // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 03 (163) .- Tr. 87 – 100 .- 340

Buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang đã bằng đường biển thường là những tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng về nhiều mặt cho xã hội, ảnh hưởng đến sự sinh tồn của nhiều loài động vật nguy cấp, quý, hiểm. Mặc dù có nhiều nỗ lực nhưng Việt Nam vẫn chưa ngăn chặn và xử lý có hiệu quả các hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã bằng đường biển chủ yếu đến từ một số quốc gia châu Phi. Sử dụng các hướng dẫn, chỉ báo quốc tế làm cơ sở để đánh giá cho thấy khung pháp lý hình sự của Việt Nam về phòng, chống buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang đã bằng đường biển vẫn còn nhiều hạn chế. Bài viết có ý nghĩa đối với việc tìm ra giải pháp cải cách pháp luật liên quan đến lĩnh vực này.

606 Một số góp ý về đất thương mại, dịch vụ trong dự thảo luật đất đai sửa đổi / Đoàn Văn Bình // Luật học .- 2023 .- Số 4 .- Tr. 93 – 102 .- 340

Đất thương mại, dịch vụ là một trong các loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp theo pháp luật đất đai hiện hành. Loại đất này được sử dụng để xây dựng các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, thương mại và các công trình khác phục vụ cho kinh doanh, dịch vụ, thương mại. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật đất đai hiện hành về đất thương mại, dịch vụ đang bộc lộ nhiều khoảng trống, không phù hợp nên chưa phát huy hết được tiềm năng, thể mạnh trong khai thác và sử dụng đất thương mại, dịch vụ. Tại Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cũng chưa dành sự quan tâm thích đáng đối với các quy định về đất thương mại, dịch vụ. Bài viết tập trung phân tích vai trò của đất thương mại, dịch vụ và đề xuất hoàn thiện một số quy định trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) về đất thương mại, dịch vụ.

607 Hoàn thiện các quy định về giải quyết tranh chấp đất đai của dự thảo luật đất đai (sửa đổ) / Tô Văn Hòa // Luật học .- 2023 .- Số 4 .- Tr. 103 – 111 .- 340

Bài viết này góp ý các quy định của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) về giải quyết tranh chấp đất đai. Bài viết sử dụng thực trạng tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai ở Tây Nguyên để minh họa cơ sở thực tiễn cho một số góp ý hoàn thiện quy định về giải quyết tranh chấp đất đại trong Dự thảo. Bài viết nêu yêu cầu đối với các quy định về giải quyết tranh chấp đất đai trong Luật Đất đai; phân tích các quy định của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, từ đó đưa ra một số góp ý nhằm hoàn thiện các quy định về thẩm quyền giải quyế tranh chấp đất đai trong Dự thảo.

608 Hoàn thiện dự thảo luật đất đai (sửa đổi) nhằm bảo đảm sự thống nhất với bộ luật dân sự / Nguyễn Văn Hợi // Luật học .- 2023 .- Số 4 .- Tr. 112 – 124 .- 340

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có nhiều điểm mới so với quy định hiện hành. Tuy nhiên, nghiên cứu toàn văn Dự thảo có thể nhận thấy một số nội dung không thống nhất với các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Sự không thống nhất này có thể gây ảnh hưởng đến quá trình thực hiện khi Dự thảo được thông qua. Bài viết chỉ ra những nội dung không thống nhất của Dự thảo với các định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Trên cơ sở phân tích, đánh giá những nội dung không thống nhất này, bài viết đưa ra kiến nghị hoàn thiện Dự thảo nhằm bảo đảm sự thống nhất với các quy định của Bộ luật Dân sự.

609 Bảo đảm nguyên tắc xét xử độc lập của Tòa án nhân dân trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam / Trần Văn Độ // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- Số 5 .- Tr. 4 – 11 .- 340

Cải cách tư pháp là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhiệm vụ đó được thể hiện trong các văn kiện của Đảng cũng như pháp luật của Nhà nước như Nghị quyết số 08-NQ/TW, Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam trong giai đoạn mới, Hiến pháp năm 2013... Trong cải cách cách tư pháp, bảo đảm thực hiện nguyên tắc độc lập xét xử luôn là nội dung chủ yếu và quan trọng, được quan tâm hàng đầu. Việc nghiên cứu các vấn đề lý luận về nguyên tắc độc lập xét xử, đánh giá thực trạng để từ đó có các kiến nghị tiếp tục hoàn thiện cơ chế thực hiện nguyên tắc này luôn là vấn đề thời sự, cấp thiết trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW hiện nay.

610 Xây dựng pháp luật bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong việc thực hiện quyền tư pháp / Trần Văn Độ // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- Số 5 .- Tr. 12 – 15 .- 340

Nghị quyết số 27-NQ-TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới đã đề ra mục tiêu đến năm 2030 “Hoàn thành cơ bản việc xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân”. Đây là chủ trương của Đảng trong tình hình mới cần phải được nghiên cứu, tìm ra giải pháp để bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong việc thực hiện quyền tư pháp. Bài viết đưa ra bốn giải pháp đột phá trong xây dựng pháp luật, làm cơ sở để tổ chức thực hiện, đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.