CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
591 Pháp luật về chủ thể kinh doanh của CHLB Đức và một số gợi mở cho Việt Nam / Nguyễn Văn Lâm // Nghiên cứu Châu Âu .- 2023 .- Số 1(268) .- Tr. 76-83 .- 340

Phân tích một số khía cạnh lý luận về sự đa dạng các loại hình chủ thể kinh doanh và kinh nghiệm pháp luật của CHLB Đức, từ đó gợi mở những vấn đề hoàn thiện pháp luật về chủ thể kinh doanh ở Việt Nam.

592 Bảo vệ bản quyền đối với tác phẩm do công nghệ trí tuệ nhân tạo ra theo pháp luật Liên minh Châu Âu / Lê Thị Minh // Nghiên cứu Châu Âu .- 2023 .- Số 3(270) .- Tr. 33-43 .- 340

Bài viết xem xét tình hình pháp luật bản quyền EU hiện hành đối với các tác phẩm do AI tạo ra. Bài viết kết luận pháp luật EU điều chỉnh vấn đề bản quyền đối với các tác phẩm này dựa trên mức độ đóng góp của con người vào quá trình tạo ra tác phẩm.

593 Tìm hiểu quy định pháp luật về nội dung, hình thức, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng ở Việt Nam và Singapore / Cao Thùy Dương // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2023 .- Số 3(124) .- Tr. 50-56 .- 340

Nghiên cứu hệ thống quy định pháp luật về nội dung, hình thức, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng ở Singapore. Trên cơ sở đó, tác giả đối chiếu với các quy định tương ứng ở Việt Nam nhằm làm rõ sự tương đồng, khác biệt và rút ra những kết luận có thể tham khảo, góp phần xây dựng, hoàn thiện các quy định phát luật về hợp đồng tại Việt Nam.

594 Nghị định mới về đăng ký biện pháp bảo đảm nhìn từ thực tiễn / Bùi Đức Giang // Ngân hàng .- 2023 .- Số 11 .- Tr. 3-9 .- 340

Nghị định số 99/2022/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm đã được Chính phủ ban hành vào ngày 30/11/2022 (Nghị định số 99) và có hiệu lực từ ngày 15/01/2023. Nghị định này thay thế Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm. Nghị định số 99 có một số điểm làm rõ đáng ghi nhận, song vẫn còn có các hạn chế và khoảng trống nhất định.

595 Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử / Khổng Quốc Minh // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2023 .- Số 6 .- Tr. 20-23 .- 346.597048

Trong bối cảnh phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0, các sàn thương mại điện tử (TMĐT) đã thu hút hàng triệu lượt truy cập mỗi ngày, tạo nên số lượng người dùng đông đảo và khó kiểm soát. Điều này đã tạo ra nhiều kẽ hở cho việc mua bán hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT). Bài viết đưa ra nhận diện tranh chấp quyền SHTT trong TMĐT và một số kiến nghị, giải pháp liên quan đến xác lập, bảo vệ quyền SHTT trong TMĐT hiện nay.

596 Ratio decidendi trong án lệ anh và các gợi mở cho pháp luật Việt Nam / Trịnh Thục Hiền, Nguyễn Ngọc Thứ // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 04 (164) .- Tr. 76 – 87 .- 340

Đối với mọi hệ thống pháp luật công nhận án lệ, bất kể sự khác biệt trong quá trình hình thành và hình thức biểu hiện của án lệ ở mỗi nơi, tình tiết cốt lõi của tranh chấp đóng vai trò quan trọng trong lập luận pháp lý của một bản án, có ảnh hưởng tới phán quyết của tòa án. Bài viết này sẽ nghiên cứu cách tiếp cận của pháp luật Anh về ratio decidendi và so sánh với án lệ ở Việt Nam, để từ đó chứng minh việc xác định tình tiết cốt lõi của vụ án và phép suy luận tương tự được coi là trọng tâm của án lệ.

597 Cơ sở lý luận và thực tiễn về sự cần thiết của việc quy định về cộng tác viên thanh tra trong luật thanh tra (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn thực hiện / Đặng Tất Dũng // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 04 (164) .- Tr. 88 – 96 .- 340

Trong các đoàn thanh tra hiện nay, bên cạnh thanh tra viên thì các cộng tác viên thanh tra (CTVTT) cùng là những thành viên quan trọng vì CTVTT là những chuyên gia có hiểu biết sâu sắc trong các lĩnh vực cụ thể. Sự tham gia của các CTVTT đã nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra thông qua việc góp phần vào sự đánh giá sâu sắc những vấn đề mang tính chuyên môn sâu. Tuy nhiên, Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) của Quốc hội khóa XV không quy định về hoạt động của CTVTT. Điều này có thể mang đến những hạn chế trong hoạt động thanh tra trong giai đoạn sắp tới. Bài viết phân tích vai trò, hoạt động của CTVTT trong hoạt động thanh tra từ Pháp lệnh thanh tra năm 1990 đến nay và đưa ra những khuyến nghị về sự cần thiết có quy định ghi nhận về CTVTT hoạt động trong Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi).

598 Xác định địa vị pháp lý của trí tuệ nhân tạo / Nguyễn Tấn Hoàng Hải, Ngô Thị Phương Nam // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 04 (164) .- Tr. 97 – 114 .- 340

Sự phát triển nhanh chóng và không ngừng của khoa học công nghệ, nhất là trí tuệ nhân tạo đã mang đến những lợi ích tối ưu cho con người, song điều đó cũng làm xuất hiện nhiều thách thức. Trí tuệ nhẫn tạo không chỉ đơn thuần tham gia cùng với sự hỗ trợ của con người mà có thể hoạt động một cách độc lập, tự quyết định, tự xác lập các giao dịch. Điều này làm dấy lên những băn khoăn của con người về địa vị pháp lý của trí tuệ nhân tạo. Bài viết này sẽ tập trung phân tích địa vị pháp lý của trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam cũng như một số quốc gia trên thế giới, làm rõ sự cần thiết phải xác định địa vị pháp lý của trí tuệ nhân tạo từ đó có những ý kiến đóng góp hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành về trí tuệ nhân tạo.

599 Bàn về hiệu lực của thỏa thuận không cạnh tranh từ nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp năm 2013 / Lê Đình Quang Phúc, Ngô Hữu Phước // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 04 (164) .- Tr. 1 – 12 .- 340

Thỏa thuận không cạnh tranh trong quan hệ lao động thường được người sử dụng lao động sử dụng như công cụ để bảo vệ bí mật kinh doanh của mình trước nguy cơ bị rò rỉ từ người lao động. Mặc dù thỏa thuận này giúp bảo vệ quyền lợi chính đáng của người sử dụng lao động, nó cũng hạn chế quyền làm việc của người lao động. Trong bài viết này, tác giả phân tích nguyên tắc hạn chế quyền công dân, quyền con người trong Hiến pháp năm 2013 để làm rõ vấn đề hiệu lực của thỏa thuận không cạnh tranh trong quan hệ lao động tại Việt Nam.

600 Từ vụ việc của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn đến hoàn thiện pháp luật bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam / Lê Đình Quang Phúc, Ngô Hữu Phước // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 04 (164) .- Tr. 13 – 21 .- 340

Vụ việc của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (Sai Gon Joint Stock Commercial Bank, SCB) cho thấy một số tồn tại, hạn chế của pháp luật bảo hiểm tiền gửi. Nói cách khác, pháp luật bảo hiểm tiền gửi chưa thật sự tạo dựng được sự tin tưởng cho người gửi tiền và giữ ổn định hệ thống ngân hàng. Chính vì vậy, cần có sự nghiên cứu về các hạn chế của pháp luật bảo hiểm tiền gửi qua vụ việc của ngân hàng SCB để từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo hiểm tiền gửi và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam.