CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
621 Học thuyết “work made for hire” được vận dụng vào việc giải quyết vấn đề bảo hộ tác phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo / Lê Thị Minh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 05(477) .- Tr. 12 –19 .- 340

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể được sử dụng trong quá trình sáng tạo theo những cách khác nhau và ở các giai đoạn khác nhau. Nó có thể được sử dụng để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật hoàn toàn mới, với rất ít hoặc không có sự can thiệp của con người. Việc AI có khả năng tạo ra các tác phẩm là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, pháp luật quyền tác giả nói chung vẫn còn khoảng trống trong việc giải quyết vấn đề liệu một tác phẩm do AI tạo ra có được bảo hộ hay không. Trong bài viết này, tác giả phân tích khả năng áp dụng học thuyết “Work Made for Hire” (tác phẩm được thuê làm) trong việc ghi nhận quyền tác giả đối với tác phẩm do AI tạo ra.

622 Bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử theo luật tổ tụng hình sự Việt Nam / Nguyễn Anh Hoàng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 05(477) .- Tr. 20 –26 .- 340

Tranh tụng trong tố tụng là mô hình pháp lý của nền tư pháp hiện đại. Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 và các luật chuyên ngành của Nhà nước ta. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích thực trạng việc thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự Việt Nam và kiến nghị những giải pháp nhằm hoàn thiện nguyên tắc này.

623 Hoàn thiện dự thảo luật đất đai (sửa đổi) về tài chính đất đai và giá đất / Châu Hoàng Thân // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 05(477) .- Tr. 27 –37 .- 340

Tài chính đất đai và giá đất là những nội dung quan trọng, thể hiện chủ trương quản lý, sử dụng đất đai theo cơ chế thị trường, là những nội dung quyết định trong điều tiết lợi ích và khai thác giá trị kinh tế đất đai. Trong phạm vi bài viết này, tác giả góp ý trực tiếp các quy định về nội dung giá đất và chính sách tài chính đất đai trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

624 Hoàn thiện chế định xử lý tài sản tham nhũng theo luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 / Nguyễn Thái Cường, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Đặng Quang Huy // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 05(477) .- Tr. 38 – 43 .- 340

Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta thời gian qua cho thấy, bên cạnh việc phòng, chống hay xử lý chủ thể có hành vi tham nhũng thì các quy định của pháp luật về xử lý phần tài sản do hành vi tham nhũng gây ra cũng cần được hoàn thiện. Trong bài viết này, nhóm tác giả tập trung phân tích những quy định về tài sản tham nhũng và xử lý tài sản tham nhũng của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và đề xuất giải pháp hoàn thiện chế định này.

625 Quy định của pháp luật về giám định tư pháp trong việc giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ / Trần Văn Hoàng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 05(477) .- Tr. 44 – 49 .- 340

Việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về giám định tư pháp trong giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ là yêu cầu bức thiết hiện nay. Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày, phân tích một số quy định của pháp luật về giám định tư pháp trong giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ mà thực tiễn áp dụng đang gặp phải những tồn tại, vướng mắc và đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện.

626 Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng điện tử / Trần Văn Hoàng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 05(477) .- Tr. 44 – 49 .- 340

Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng điện tử trước kiện có hiệu lực chung của hợp đồng. Bên cạnh đó, do tính chất đặc biệt của hợp đồng điện tử được thể hiện dưới dạng những thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử nên điều kiện có hiệu lực của hợp đồng điện tử có những đặc điểm riêng biệt. Tuy nhiên, pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành chưa có quy định thống nhất về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng điện tử. Trong bài viết này, tác giả trình bày, phân tích và đưa ra quan điểm của mình về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng điện tử, nhằm góp phần giúp các chủ thể tham gia hợp đồng điện tử khi ký kết, thực hiện hợp đồng điện tử đúng quy định của pháp luật và để tránh rủi ro, gia tăng tính an toàn, ổn định trong quan hệ hợp đồng điện tử.

627 Trách nhiệm giải trình tư pháp tại vương quốc Anh và một số gợi mở cho Việt Nam / Nguyễn Hoàng Chi Mai // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 05(477) .- Tr. 59 – 64 .- 340

Trách nhiệm giải trình tư pháp không còn là khái niệm mới và đã trở thành vấn đề pháp lý nhận được sự quan tâm lớn trong cộng đồng quốc tế, khu vực và các quốc gia, bởi lẽ, việc bảo đảm trách nhiệm giải trình tư pháp đóng vai trò quan trọng đối với công tác phòng, chống các hành vi vi phạm, tham nhũng và các vi phạm quyền con người trong hoạt động tư pháp. Trách nhiệm giải trình tư pháp được hiểu và thực hiện bằng nhiều cơ chế, hình thức đa dạng ở các quốc gia. Cộng đồng quốc tế và một số quốc gia đã nỗ lực nghiên cứu, xây dựng một số chuẩn mực, khuyến nghị về các cơ chế, hình thức bảo đảm trách nhiệm giải trình tư pháp. Trong bài viết này, tác giả trình bày về trách nhiệm giải trình tư pháp tại Vương quốc Anh, từ đó rút ra một số gợi mở mang tính chất tham khảo nhằm nâng cao hiệu quả trách nhiệm giải trình tư pháp tại Việt Nam.

628 Bảo đảm quyền lao động và việc làm trong hiển pháp và pháp luật Việt Nam / Vũ Hồng Anh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 06(478) .- Tr. 3 – 11 .- 340

Lao động và việc làm là một trong những quyền cơ bản của công dân được các bản Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ ghi nhận. Hiến pháp năm 2013 quy định quyền lao động và việc làm bao gồm: Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc; người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi; nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu. Tuy nhiên, trong thực tế, việc cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về quyền lao động và việc làm của công dân còn gặp nhiều bất cập, hạn chế. Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích, chỉ ra những điểm bất cập, hạn chế về vấn đề này và đề xuất một số kiến nghị đảm bảo quyền lao động và việc làm trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

629 Khái niệm thương nhân và các loại hình thương nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam / Vũ Hồng Anh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 05 (478) .- Tr. 10 – 17 .- 340

Luật Thương mại điều chỉnh hoạt động thương mại của thương nhân. Chính vì vậy, thương nhân và hoạt động thương mại là hai khái niệm cơ bản, là cơ sở để xác định phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại. Trong bài viết này, tác giả trình bày, phân tích khái niệm thương nhân theo quy định của Luật Thương mại năm 2005 đặt trong mối liên hệ với quy định của pháp luật về tư cách chủ thể pháp luật dân sự của hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức không có tư cách pháp nhân. Qua việc phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật, tác giả chỉ ra những bất cập, hạn chế và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về thương nhân và các vấn đề pháp lý có liên quan.

630 Vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ trong công ước viên năm 1980 và khuyến nghị cho Việt Nam / Đào Trọng Tú // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 05 (478) .- Tr. 18 – 23 .- 340

Trong bài viết này, tác giả phân tích các quy định về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ trong Công ước Viên năm 1980 và nêu lên một số khuyến nghị cho Việt Nam.