CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
571 Học thuyết “quả trên cây độc” trong tư pháp hình sự hoa kỳ và khuyến nghị cho Việt Nam / Vô Minh Kỳ, Nguyễn Phương Anh // .- 2023 .- Số 05 (478) .- Tr. 48 – 57 .- 340

Học thuyết “quả trên cây độc” là một trong các học thuyết nền tảng định hướng hoạt động thu thập chứng cứ trong việc điều tra vụ án hình sự, cũng như hoạt động đánh giá chứng cứ tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự tại Hoa Kỳ. Giá trị lớn nhất của học thuyết này là bảo đảm sự thượng tôn pháp luật của lực lượng cảnh sát khi điều tra vụ án, đồng thời, bảo vệ các quyền cơ bản của người bị buộc tội. Trong bài viết này, các tác giả trình bày, phân tích học thuyết “quả trên cây độc” trong tố tụng hình sự Hoa Kỳ, chỉ ra sự thiếu hụt quy định tương tự trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và khuyến nghị cho Việt Nam.

572 Đẩy mạnh phân quyền, phân gấp, uỷ quyền cho chính quyền thành phố thủ đức: Cơ sở khoa học và một số kiến nghị / Trần Thị Thu Hà // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 05 (478) .- Tr. 58 – 64 .- 340

Đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, uỷ quyền cho chính quyền thành phố Thủ Đức hiện nay là vấn đề vô cùng quan trọng không chỉ đối với sự phát triển của thành phố Thủ Đức mà còn có ý nghĩa quyết định đối với sự thành bại của mô hình chính quyền “thành phố trong thành phố” nói chung và chính quyền đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Trong bài viết này, tác giả tập trung lý giải cơ sở khoa học của vấn đề này, đồng thời đưa ra một số đề xuất nhằm đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, uỷ quyền cho chính quyền thành phố Thủ Đức hiện nay.

573 Luật giá (sửa đổi) điều chỉnh toàn diện những vấn đề về quản lý, điều hành giá / Nguyễn Xuân Định // Tài chính - Kỳ 1 .- 2023 .- Số 05 .- Tr. 6 – 9 .- 340

Luật Giá số 11/2012/QH13 được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013, thay thế Pháp lệnh Giá năm 2002 đã góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính; tiếp tục củng cố khung pháp lý cho công tác quản lý, điều hành giá được thực hiện nhất quán theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, quá trình triển khai Luật Giá cũng phát sinh một số tồn tại, hạn chế. Do vậy, vấn đề nghiên cứu, sửa đổi luật được đặt ra.

574 Hoạt động thẩm định giá ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị / Vũ Nhữ Thăng // Tài chính - Kỳ 1 .- 2023 .- Số 05 .- Tr. 10 – 14 .- 332

Khuôn khổ pháp lý, các văn bản quy định về hoạt động thẩm định giá ở Việt Nam đã được xây dựng tương đối hoàn thiện. Tuy nhiên, do hoạt động kinh tế - tài chính đang phát triển nhanh, kéo theo sự phát triển nóng của lĩnh vực thẩm định giá, trong khi chính sách và pháp luật không theo kịp, dẫn đến phát sinh một số bất cập trong hoạt động thẩm định giá. Để giải quyết các "nút thắt" về thẩm định giá cần sớm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý theo hướng: Hoàn thiện cơ chế đánh giá tín nhiệm thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá; và soát bổ sung các quy định về xử lý hành vi vi phạm của thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá...

575 Nguyên tắc và phương pháp định giá đối với hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá / Nguyễn Tiến Hưng, Lê Quang Thuận // Tài chính - Kỳ 1 .- 2023 .- Số 05 .- Tr. 15 – 17 .- 332

Trong nền kinh tế thị trường, việc định giá đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá là vấn đề rất quan trọng, thể hiện vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế, đồng thời tác động đến sự tham gia của các chủ thể cung cấp hàng hóa, dịch vụ công và khả năng tiếp cận của người sử dụng hàng hóa, dịch vụ công. Bài viết tổng quan về nguyên tắc và phương pháp định giá đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá và đề xuất một số khuyến nghị.

576 Hoạt động bình ổn giá ở Việt Nam thời gian qua và kiến nghị trong luật giả (sửa đổi) / Phạm Minh Thụy // Tài chính - Kỳ 1 .- 2023 .- Số 05 .- Tr. 18 – 21 .- 332

Bình ổn giá là một trong số những hoạt động quản lý, điều tiết giá của Nhà nước Việt Nam. Thời gian qua, hoạt động bình ổn giá ở Việt Nam đã góp phần quan trọng trong việc kiểm soát giá các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khi có biến động; góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội. Bài viết đánh giá tổng quan kết quả của hoạt động bình ổn giá ở Việt Nam từ năm 2013-2022, qua đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện vấn đề bình ổn giá trong Luật Giá (sửa đổi).

577 Đẩy mạnh phân công, phân cấp trong quản lý, điều tiết giá của nhà nước / Cục quản lý // Tài chính - Kỳ 1 .- 2023 .- Số 05 .- Tr. 22 – 24 .- 332

Phân công, phân cấp trong quản lý nhà nước là một chủ trương, nhiệm vụ trọng tâm thuộc các chương trình tổng thể cải cách hành chính của Chính phủ. Trong lĩnh vực tài chính ngân sách nói chung và quản lý, điều tiết giá nói riêng, Pháp lệnh Giá năm 2002 và tiếp sau đó là Luật Giá năm 2012 ra đời đã góp phần đẩy mạnh thực hiện chủ trương phân công, phân cấp trong quản lý, điều tiết giá. Theo đó, thẩm quyền và trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị từ Trung ương đến địa phương đã được quy định cụ thể, rõ ràng và gắn với chức năng quản lý ngành, lĩnh vực. Vấn đề này tiếp tục được quan tâm đặt ra khi sửa đổi Luật Giá.

578 Quy định mới tại dự thảo luật giá (sửa đổi) về dịch vụ thẩm định giá / Phạm Văn Bình // Tài chính - Kỳ 1 .- 2023 .- Số 05 .- Tr. 28 – 38 .- 340

Dịch vụ thẩm định giá đã, đang góp phần hình thành nên các tổ chức cung ứng dịch vụ có đủ năng lực xác định giá trị của các tài sản phục vụ cho những giao dịch về tài sản. Hoạt động thẩm định giá tại Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng về vấn về giá trị tài sản giúp các chủ thể tài sản và các bên có liên quan và công chúng đầu tư đưa ra các quyết định liên quan đến việc mua – bán, đầu tư, cho thuê, đi thuê, cho vay, góp vốn; Xác định đúng giá trị thị trường của các nguồn lực giúp cơ chế thị trường tự động phân bổ tối ưu các nguồn lực; Góp phần làm minh bạch thị trường, thúc đẩy sự phát triển thị trường tài sản trong nước cũng như trên toàn thế giới... Trên cơ sở tổng kết, đánh giá kết quả đạt được sau 10 năm triển khai Luật Giá số 11/2012/QH13, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, trình Quốc hội về việc sửa đổi Luật Giá số 11/2012/QH13 với nhiều đề xuất quan trọng, đáp ứng bối cảnh mới.

579 Đổi mới phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị / Vũ Thị Phượng // Tài chính - Kỳ 1 .- 2023 .- Số 05 .- Tr. 39 – 41 .- 332

Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là một nội dung quan trọng của quản lý ngân sách nhà nước. Mục tiêu cốt lõi của phân cấp quản lý hoạt động này là nhằm đảm bảo các nguồn lực tài chính quốc gia được huy động và phân phối sử dụng một cách hiệu quả nhất, đồng thời, đảm bảo tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động khai thác, sử dụng vốn ngân sách nhà nước, sự hài hòa về quyền lực trong quản lý kinh tế - xã hội và quản lý ngân sách của các cấp chính quyền. Bài viết trao đổi về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, thực trạng hiện nay tại Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị nhằm đổi mới phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trong thời gian tới.

580 Trao đổi về quy định mới của dự thảo luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) / Nguyễn Thị Quỳnh Giao // Tài chính - Kỳ 1 .- 2023 .- Số 05 .- Tr. 45 – 47 .- 332

Trong cơ cấu thị trường tài chính, tín dụng giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính cho nền kinh tế. Do đó, Luật Các tổ chức tín dụng là cơ sở pháp lý quan trọng trong vận hành, quản lý giám sát của Nhà nước. Để tạo sự phát triển năng động, hiệu quả thị trường tài chính, Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Dự thảo Luật kế thừa các quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, Luật số 17/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010 để điều chỉnh một số nội dung phù hợp với thực tiễn cuộc sống.