CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
551 Cơ sở lý luận và thực tiễn về sự cần thiết của việc quy định về cộng tác viên thanh tra trong luật thanh tra (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn thực hiện / Đặng Tất Dũng // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 04 (164) .- Tr. 88 – 96 .- 340

Trong các đoàn thanh tra hiện nay, bên cạnh thanh tra viên thì các cộng tác viên thanh tra (CTVTT) cùng là những thành viên quan trọng vì CTVTT là những chuyên gia có hiểu biết sâu sắc trong các lĩnh vực cụ thể. Sự tham gia của các CTVTT đã nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra thông qua việc góp phần vào sự đánh giá sâu sắc những vấn đề mang tính chuyên môn sâu. Tuy nhiên, Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) của Quốc hội khóa XV không quy định về hoạt động của CTVTT. Điều này có thể mang đến những hạn chế trong hoạt động thanh tra trong giai đoạn sắp tới. Bài viết phân tích vai trò, hoạt động của CTVTT trong hoạt động thanh tra từ Pháp lệnh thanh tra năm 1990 đến nay và đưa ra những khuyến nghị về sự cần thiết có quy định ghi nhận về CTVTT hoạt động trong Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi).

552 Xác định địa vị pháp lý của trí tuệ nhân tạo / Nguyễn Tấn Hoàng Hải, Ngô Thị Phương Nam // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 04 (164) .- Tr. 97 – 114 .- 340

Sự phát triển nhanh chóng và không ngừng của khoa học công nghệ, nhất là trí tuệ nhân tạo đã mang đến những lợi ích tối ưu cho con người, song điều đó cũng làm xuất hiện nhiều thách thức. Trí tuệ nhẫn tạo không chỉ đơn thuần tham gia cùng với sự hỗ trợ của con người mà có thể hoạt động một cách độc lập, tự quyết định, tự xác lập các giao dịch. Điều này làm dấy lên những băn khoăn của con người về địa vị pháp lý của trí tuệ nhân tạo. Bài viết này sẽ tập trung phân tích địa vị pháp lý của trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam cũng như một số quốc gia trên thế giới, làm rõ sự cần thiết phải xác định địa vị pháp lý của trí tuệ nhân tạo từ đó có những ý kiến đóng góp hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành về trí tuệ nhân tạo.

553 Bàn về hiệu lực của thỏa thuận không cạnh tranh từ nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp năm 2013 / Lê Đình Quang Phúc, Ngô Hữu Phước // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 04 (164) .- Tr. 1 – 12 .- 340

Thỏa thuận không cạnh tranh trong quan hệ lao động thường được người sử dụng lao động sử dụng như công cụ để bảo vệ bí mật kinh doanh của mình trước nguy cơ bị rò rỉ từ người lao động. Mặc dù thỏa thuận này giúp bảo vệ quyền lợi chính đáng của người sử dụng lao động, nó cũng hạn chế quyền làm việc của người lao động. Trong bài viết này, tác giả phân tích nguyên tắc hạn chế quyền công dân, quyền con người trong Hiến pháp năm 2013 để làm rõ vấn đề hiệu lực của thỏa thuận không cạnh tranh trong quan hệ lao động tại Việt Nam.

554 Từ vụ việc của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn đến hoàn thiện pháp luật bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam / Lê Đình Quang Phúc, Ngô Hữu Phước // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 04 (164) .- Tr. 13 – 21 .- 340

Vụ việc của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (Sai Gon Joint Stock Commercial Bank, SCB) cho thấy một số tồn tại, hạn chế của pháp luật bảo hiểm tiền gửi. Nói cách khác, pháp luật bảo hiểm tiền gửi chưa thật sự tạo dựng được sự tin tưởng cho người gửi tiền và giữ ổn định hệ thống ngân hàng. Chính vì vậy, cần có sự nghiên cứu về các hạn chế của pháp luật bảo hiểm tiền gửi qua vụ việc của ngân hàng SCB để từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo hiểm tiền gửi và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

555 Vận dụng học thuyết tác động và học thuyết một thực thể kinh tế để thiết lập quyền kiểm soát các giao dịch tập trung kinh tế ngoài lãnh thổ ở trung quốc và kinh nghiệm cho Việt Nam / Trần Thị Trúc Thanh, Hà Thị Thanh Bình // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 04 (164) .- Tr. 22 – 34 .- 340

Các quốc gia luôn mong muốn kiểm soát những giao dịch tập trung kinh tế ngoài lãnh thổ có ảnh hưởng đến cạnh tranh trên thị trường nội địa. Mặc dù vậy, việc kiểm soát này cần phải được thiết lập trên các cơ sở được quốc tế công nhận. Bài viết này phân tích những nội dung chính của học thuyết “tác động” và học thuyết “một thực thể kinh tế” và việc vận dụng chúng trong việc kiểm soát tập trung kinh tế ngoài lãnh thổ của Trung Quốc, từ đó đề xuất một số kinh nghiệm cho Việt Nam.

556 Pháp luật lao động với chính sách việc làm an ninh và linh hoạt nhằm mục đích phát triển bền vững ở việt nam: Thực trạng và một số kiến nghị / Trần Thị Thủy Lâm // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 04 (164) .- Tr. 35 – 47 .- 340

Chính sách việc làm an ninh và linh hoạt đã được nhiều nước áp dụng bởi nó tạo ra thị trường lao động năng động, phát triển nhưng vẫn đảm bảo được an ninh việc làm cho người lao động. Để thực hiện chính sách này, cần phải có sự tham gia của nhiều ngành luật, đặc biệt là pháp luật lao động. Cùng với pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp (chính sách việc làm thụ động), pháp luật về dịch vụ việc làm, đào tạo nghề (chính sách việc làm tích cực), pháp luật lao động (pháp luật về bảo hộ việc làm) đã tạo khung pháp lý cho thị trường lao động phát triển, năng động và linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo yếu tố an ninh. Bài viết này sẽ phân tích chính sách việc làm an ninh và linh hoạt, đánh giá thực trạng pháp luật lao động về an ninh linh hoạt đồng thời đưa ra những kiến nghị nhằm phát triển việc làm bền vững ở Việt Nam.

557 Hoà giải trực tuyến trên nền tảng hợp đồng thông minh: Triển vọng cho giao dịch tiền ảo tại Việt Nam / Ngô Nguyễn Thảo Vy // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 04 (164) .- Tr. 48 – 61 .- 340

Blockchain, được biết đến là công nghệ đứng sau hầu hết các loại tiền điện tử, có các ứng dụng khác nhau trong nhiều lĩnh vực mà một trong số đó là giải quyết tranh chấp. Với sự trợ giúp của các hợp đồng thông minh, các giao thức xử lý thông tin và tìm kiếm giải pháp dựa trên lý thuyết trò chơi, tối ưu hóa lợi ích kinh tế của các bên và có khả năng tự thực thi trên blockchain. Phương thức hoà giải dựa trên nền tảng này không chỉ đưa ra những khái niệm mới về thượng tôn pháp luật, tiếp cận công lý trong kỷ nguyên số, mà còn tỏ ra ưu việt hơn cơ chế hòa giải truyền thống về mặt khuyến khích đàm phán và thực thi. Đây cũng là ứng dụng nhiều tiềm năng để quản lý rủi ro và giải quyết tranh chấp về giao dịch tiền ảo tại Việt Nam - một thị trường ngày càng lớn mạnh trên trường quốc tế.

558 Xu hướng xung đột hiện nay và thách thức đối với luật pháp Quốc tế / Nguyễn Thị Lan Hương // Nghiên cứu Quốc tế .- 2023 .- Số 4(131) .- Tr. 69-92 .- 340

Trên cơ sở rà soát các quy định trong luật quốc tế điều chỉnh vấn đề sử dụng vũ lực, xung đột vũ trang và chiến tranh. Bài viết cố gắng nhận diện một số thách thức dối với luật pháp quốc tế xuất phát từ xu hướng xung đột này.

559 Quyền Sở hữu trí tuệ đối với chương trình máy tính theo pháp luật quốc tế và Việt Nam / Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Văn Sơn // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 632 .- Tr. 77 - 79 .- 340

Pháp luật Việt Nam chỉ có quy định bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính, và Khoản 2, Điều bảo hộ với danh nghĩa là sáng chế, nhưng vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về việc liệu chương trình máy 9 của Luật Sở hữu trí tuệ cũng xác định chương trình máy tính là đối tượng không đủ điều kiện để được tiếp cận bảo hộ sáng chế phần mềm máy tính trong các hệ thống pháp luật khác nhau, đồng thời chỉ ra tính có nên được cấp bằng sáng chế hay không. Thông qua nghiên cứu so sánh, bài viết sẽ đánh giá các cách những ưu nhược điểm của hai cơ chế bảo hộ này nhằm làm rõ sự cần thiết phải bảo hộ chương trình máy tính với tư cách là một đối tượng độc lập của quyền sở hữu trí tuệ.

560 Tài trợ hàng tồn kho của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh đại dịch covid-19 / Phạm Quốc Việt, Phạm Đức Huy, Lương Quảng Đức // Tài chính - Kỳ 1 .- 2023 .- Số 5 .- Tr. 99 – 101 .- 658

Nghiên cứu này phân tích, đánh giá, nhận định liệu trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam, khi các nguồn tài trợ từ các tổ chức tín dụng sụt giảm, các doanh nghiệp có thay thế nguồn tài trợ hàng tồn kho bằng tín dụng thương mại hay không. Kết quả nghiên cứu ủng hộ mạnh mẽ giả thuyết cho rằng, trong giai đoạn đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp tài trợ cho tích lũy hàng tồn kho bằng tín dụng thương mại. Điều này giúp hiểu được quyết định tài trợ ngắn hạn của các doanh nghiệp trong thời kỳ hạn chế tín dụng.