CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
541 Pháp luật về kinh doanh sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch và kiến nghị hướng phát triển tại tỉnh Bình Thuận / Nguyễn Thị Hoàng Diệp // .- 2023 .- Số 8(480) .- Tr. 53-58 .- 340
Du lịch mạo hiểm là loại hình du lịch mới với nhiều hoạt động trải nghiệm thu hút khách du lịch. Tuy nhiên, các hoạt động này lại có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch. Tỉnh Bình Thuận là địa phương thu hút khách du lịch ở trong và ngoài nước với nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn. Đây cũng là địa phương có điều kiện thuận lợi để phát triển các sản phẩm du lịch mạo hiểm. Trong bài viết này, tác giả phân tích các quy định của pháp luật về kinh doanh sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch, và kiến nghị hướng phát triển hoạt động này tại tỉnh Bình Thuận thời gian tới.
542 Hoàn thiện pháp luật về thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong vụ án hình sự / Tăng Văn Hoàng, Nguyễn Anh Hoàng // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- Số 7 .- Tr. 31-33 .- 345.597002632
Bài viết phân tích những tín đề chung về thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong vụ án hình sự và các quy định của pháp luật tố tụng về bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong vụ án hình sự. Bài viết cũng chỉ ra một số hạn chế, vướng mắc trong việc thực hiện và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định này.
543 Bàn về dịch vụ pháp lý đại diện của luật sư và đại diện theo ủy quyền của cá nhân, pháp nhân khác / Thiều Hữu Minh // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- Số 7 .- Tr. 34-37 .- 346.066
Bài viết bàn về dịch vụ pháp lý đại diện được cung cấp bởi tổ chức hành nghề luật sư/luật ủy quyền của cá nhân, pháp nhân khác. Từ việc phân tích quy định của pháp luật và thực tiễn giao dịch, tác giả chỉ ra những điểm khác nhau cần phân biệt giữa hai loại dịch vụ có nhiều nét tương đồng được cung cấp bởi hai chủ thể khác nhau và nghĩa của việc phân biệt những điểm khác nhau đó.
544 Luật sư làm chứng trong vụ giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thực trạng và kiến nghị / Ngô Thị Hồng Ánh // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- Số 7 .- Tr. 38-40 .- 346.597 043
Thời gian qua, tình trạng luật sư đứng ra làm chứng trong các giao dịch về chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với đất không đủ điều kiện chuyển nhượng, thậm chí chủ thể chuyển nhượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự diễn ra ngày một nhiều. Việc nghiên cứu quy định pháp luật có liên quan về việc làm chứng của luật sư trong các giao dịch, góp phần giúp nhìn rõ quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của luật sử trong quá trình hành nghề. Từ đó góp phần hoàn thiện quy định pháp luật, nâng cao đạo đức hành nghề của luật sư, bảo đảm môi trường pháp lý công khai, minh bạch, tôn trọng pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
545 Xây dựng quy chế quyền tài sản cho dữ liệu: Nhu cầu và thách thức pháp lý / Đỗ Giang Nam, Đào Trọng Khôi // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 9(481) .- Tr. 3-11 .- 340
Trong bối cảnh sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số, đã xuất hiện ngày càng nhiều đề xuất nên coi dữ liệu là đối tượng của luật tài sản để khai thác tối đa những lợi ích từ dữ liệu với tư cách là nguồn ‘dầu mỏ mới. Trong bài viết này, các tác giả phân tích khả năng tài sản hoá dữ liệu và nhấn mạnh rằng nếu dữ liệu có đủ tính xác định và tính luật định thì có thể trở thành tài sản. Tuy nhiên, quá trình xây dựng quy chế quyền tài sản cho dữ liệu sẽ phải đối mặt với những thách thức không nhỏ từ chính những đặc tính phức tạp của đối tượng rất mới và giá trị này.
546 Các qui định của pháp luật quốc tế về phòng, chống bạo lực trẻ em / Nguyễn Thùy Dương // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- Số 7 .- Tr. 45-49 .- 341.48
Bài viết trình bày khái quát về tình hình bạo lực trẻ em và các hình thức bạo lực trẻ em phổ biến trên thế giới hiện nay, bao gồm bạo lực trẻ em ở cộng đồng; bạo lực trẻ em tại nơi giáo dưỡng; bạo lực trẻ em mang tính hệ thống. Đồng thời phân tích các quy định của pháp luật quốc tế về phòng chống bạo lực trẻ em, đặc biệt là Công ước quốc tế về quyền trẻ em (CRC) năm 1989 và các văn bản pháp lý quốc tế có liên quan khác.
547 Hoàn thiện quy định của pháp luật về quyền sở hữu đối với tài sản ảo 1 / Bùi Thị Hòe, Nguyễn Thị Long // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 9(481) .- Tr. 12-22 .- 340
Trong bài viết này, các tác giả khái quát chung về quyền sở hữu đối với tài sản ảo và các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành liên quan đến quyền sở hữu đối với tài sản ảo. Qua đó, các tác giả đưa ra các kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyền sở hữu đối với tài sản ảo tại Việt Nam, với hi vọng những quy định về tài sản ảo trong tương lai sẽ được thực thi hiệu quả, phòng ngừa những rủi ro pháp lý có thể xảy ra.
548 Bảo vệ quyền lợi của người lao động khi nhà nước thu hồi đất / Võ Hoàng Yến, Trần Vang Phủ // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 9(481) .- Tr. 23-29 .- 340
Trong quá trình Nhà nước thu hồi đất, mặc dù đã có nhiều quy định để hỗ trợ người bị thu hồi đất và những người bị ảnh hưởng khác giảm bớt khó khăn, thiệt hại xuất phát từ hoạt động thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, nhưng pháp luật hiện nay thiếu những quy định cụ thể để bảo vệ quyền lợi của người lao động khi Nhà nước thu hồi đất. Trong bài viết này, các tác giả phân tích những đến việc bảo điểm hạn chế trong quy định của pháp luật liên quan vệ quyền lợi của người lao động khi Nhà nước thu hồi đất và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện.
549 Góp ý hoàn thiện một số quy định trong dự thảo luật nhà ở (sửa đổi) / Lê Thị Diễm Phương // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 9(481) .- Tr. 30-39 .- 340
Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đang được tiếp tục hoàn thiện đề trình Quốc hội xem xét, thông qua. Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ ra một số hạn chế, bất cập của quy định về dự án đẩu tư xây dựng nhà ở; quy định về nhà ở là tài sản hình thành trong tương lai; quy định liên quan đến chủ thể là bên nhận thế chấp dự án xây dựng nhà ở; quy định về giải chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở trong Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) và đưa ra những kiến nghị hoàn thiện.
550 Tư cách chủ thể của robot thông minh từ góc độ luật so sánh và hàm ý cho Việt Nam 1 / Trần Kiên // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 9(481) .- Tr. 47-56 .- 340
Trong bài viết này, tác giả phân tích về các chế định pháp luật có thể áp dụng để điều chỉnh robot thông minh từ góc độ luật so sánh: như phân tích lý thuyết và quy định của một số hệ thống pháp luật lớn trên thế giới đặc biệt là châu Âu lục địa và Thông luật Anh - Mỹ, chỉ ra hai hướng tiếp cận chính hiện nay để điều chỉnh robot thông minh là luật về chủ thể (law of persons) và luật về tài sản (law of property) với sự nhấn mạnh vào luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Cả hai cách tiếp cận này đều có những ưu, nhược điểm riêng mà Việt Nam có thể tham khảo để tiếp cận, xây dựng hoặc hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan.