Bảo vệ nhóm yếu thế trong pháp luật Việt Nam thời Nguyễn và những bài học kinh nghiệm
Tác giả: Trần Hồng Nhung, Nguyễn Thị ThủyTóm tắt:
Pháp luật Việt Nam thời Nguyễn (1802 - 1884) đã dành sự quan tâm nhất định đến những đối tượng được coi là yếu thế trong xã hội như phụ nữ, người già, trẻ em, người tàn tật, người dân tộc thiểu số, tù nhân, nô tì, những người có hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa. Không chỉ ghi nhận những quyền lợi nhất định và dành những ưu đãi về vật chất và tinh thần cho nhóm người yếu thế, Nhà nước thời Nguyễn còn thực hiện các biện pháp để đảm bảo quyền được thực thi trên thực tế. Bài viết nghiên cứu về những quy định và biện pháp bảo vệ quyền của nhóm yếu thế ở Việt Nam thời Nguyễn nhằm chỉ ra một số giá trị đương đại, những bài học kinh nghiệm để xây dựng và hoàn thiện hơn pháp luật về bảo vệ nhóm yếu thế cũng như tăng cường hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến, thực hiện pháp luật nhằm bảo vệ quyền con người trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
- Một số giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai trong tổ chức, thi hành Luật Đất đai năm 2024
- Thực trạng góp vốn bằng quyền sử dụng đất cho các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh bất động sản
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai
- Phân tích vấn đề bảo mật thông tin cá nhân trong văn bản pháp quy Việt Nam
- Bình luận bản án tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa và kinh nghiệm nghiên cứu giảng dạy