CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
481 Uỷ quyền hành chính và việc giải quyết các vụ án hành chính ở Việt Nam hiện nay / Trần Thị Hiển // Luật học .- 2023 .- Số 6(277) .- Tr. 36-44 .- 340
Ủy quyền hành chính có ảnh hưởng đến tính đúng đắn của hoạt động hành chính nhà nước, đồng thời có tác động đến hoạt động xét xử các vụ án hành chính. Qua phân tích, làm rõ tính chất của ủy quyền hành chính, xác định những dấu hiệu nhận diện uỷ quyền hành chính, bài viết xây dựng khái niệm ủy quyền hành chính, đưa ra góc nhìn về mối liên hệ giữa ủy quyền hành chính với việc xác định người tham gia tố tụng trong vụ án hành chính, chỉ ra sự tác động của ủy quyền hành chính đến phản quyết của tòa án trong xét xử vụ án hành chính. Đồng thời, bài viết phân tích và đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật tổ tụng hành chính theo hướng mở rộng đối tượng nhận ủy quyến hành chính đại diện cho người bị kiện tham gia tố tụng, tạo điều kiện cho việc giải quyết vụ án hang chính được nhanh chóng, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Từ khoá: Uỷ quyền hành chính; người bị kiện; người đại diện; hành chính nhà nước; tổ tung hat chính; vụ án hành chính.
482 Chế độ sử dụng đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài / Ngô Thị Ngọc Diễm, Đào Thu Hương, Nguyễn Đình Ngãi // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- Số 7 .- Tr. 13-16 .- 346.59704
Trong chính sách đất đai và nhà ở, pháp luật nước ta có những quy định cụ thể về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Tuy nhiên, pháp luật về đất đai vẫn chưa có các quy định cụ thể về cơ chế pháp lý cho tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư bất động sản, sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với nhà ở. Bài viết phân tích thực trạng và quy định pháp luật hiện hành về tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào bất động sản, sở hữu nhà ở tại Việt Nam, từ đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
483 Quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về một số loại hình phạt chính áp dụng đối với người phạm tội - thực trạng và kiến nghị / Trương Quang Vinh // Luật học .- 2023 .- Số 6(277) .- Tr. 45-54 .- 345.597
Bài viết làm rõ thực trạng quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về một số hình phạt chính áp dụng đối với người phạm tội qua việc phân tích và đánh giá những hạn chế không chỉ về mặt kĩ thuật lập pháp mà còn cả hạn chế về mặt nội dung luật định, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện mô hình pháp li của hình phạt cảnh cáo, hinh phạt tiền, hình phạt trục xuất và hình phạt tù chung thân áp dụng đối với người phạm tội ở nước ta hiện nay.
484 Đối tượng của quyền hưởng dụng: góc nhìn từ pháp luật dân sự hoa kỳ và kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Thị Hoàng Diệp // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 8(480) .- Tr. 53-58 .- 340
Cùng với việc vươn mình ra thế giới như Việt Nam hiện nay, nhu cầu học hỏi và tham khảo pháp luật nước ngoài nhằm tìm kiếm những giá trị phù hợp hướng đến việc hoàn thiện nội luật ngày càng trở nên cấp thiết. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phẫn tích một số quy định của pháp luật Hoa Kỳ về đối tượng của quyền hưởng dụng, chắt lọc những kinh nghiệm phù hợp làm cơ sở cho những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam liên quan đến quyền hưởng dụng. Bên cạnh đó, việc xác định rõ đối tượng của quyền hưởng dụng sẽ mang lại những lợi ích hướng đến giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong chế định này.
485 Nội dung nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Pháp Và Việt Nam / Mai Thanh Hiếu // Luật học .- 2023 .- Số 6(277) .- Tr. 55-69 .- 345.597
Suy đoán vô tội là nguyên tắc cơ bản trong pháp luật tố tụng hình sự Pháp và Việt Nam. Mỗi quốc gia có kĩ thuật lập pháp riêng trong việc quy định nội dung nguyên tắc suy đoán vô tội. Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam thành công hơn trong quy định về giới hạn suy đoán vô tội nhưng cùng cần tham khảo kinh nghiệm lập pháp của Pháp trong quy định về chủ thể được suy đoán vô tội giải thích sự nghi ngờ theo hướng có lợi cho người bị nghi phạm tội và người bị buộc tội; các biện pháp phòng ngừa, khắc phục và xử li vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội.
486 Hương ước bảo vệ rừng và pháp luật về quản lý rừng bền vững / Dương Kim Thế Viên, Đoàn Thị Phương Diệp // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- .- 344.597 046
Quản lý rừng bền vững đặt ra như một yêu cầu cơ bản và bức thiết ở mỗi quốc gia để thực hiện nhiệm vụ là bảo vệ môi trường nói chung bởi vì môi trường rừng đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch và xanh môi trường sống của con người. Từ các yêu cầu của các Công ước quốc tế về bảo vệ rừng bền vững mà Việt Nam tham gia, các yêu cầu về quản lý rừng bền vững được triển khai ở Việt Nam và được trực tiếp thực thi bởi những người dân ở khu vực có rừng và được thể hiện cụ thể qua các hương ước quản lý rừng. Bài viết nêu các yêu cầu đặt ra từ các Công ước quốc tế về quản lý rừng bền vững, từ đó xem xét hiệu quả và thực tiễn bảo vệ rừng thông qua các hương ước, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác và bảo vệ rừng bền vững.
487 Thoả thuận “bồi thường thiệt hại ước tính” trong pháp luật và thực tiễn xét xử ở Việt Nam và nước ngoài / Phạm Thị Cẩm Ngọc // Luật học .- 2023 .- Số 6(277) .- Tr. 70-81 .- 340
"Bồi thường thiệt hại ước tính” (Liquidated Damages) là thoả thuận buộc bên vi phạm có nghĩa vụ phải trả khoản tiền ấn định để bù đắp cho các thiệt hại do hành vi vi phạm. Mặc dù khái niệm này không còn xa lạ ở Việt Nam nhưng hiện nay chưa có quy định pháp luật trực tiếp điều chính và điều này dẫn đến nhiều khó khăn trong quá trình đàm phán hợp đồng dân sự và bất cập trong giải quyết tranh chấp liên quan đến điều khoản thoả thuận này. Bài viết trình bày ba nội dung: 1) bởi thường thiệt hại ước tỉnh trong quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật nước ngoài và điều ước quốc tể; 2) thực tiễn áp dụng thoả thuận "bồi thường thiệt hại ước tính” trong các hợp đồng dân sự; 3) tỉnh pháp lí của thoả thuận "bồi thường thiệt hại ước tính” và hưởng hoàn thiện pháp luật Việt Nam trên cơ sở so sánh pháp luật nước ngoài.
488 Hoàn thiện quy định về thành viên của các tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân / Cao Nhất Linh // Luật học .- 2023 .- Số 6(277) .- Tr. 82-91 .- 343.59707
Tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân là tổ chức kinh tế thuộc thành phần kinh tế tập thể, do các thành viên thành lập nhằm hợp tác, tương trợ lẫn nhau, đáp ứng nhu cầu chung về kinh tế, văn hóa, xã hội. Luật Hợp tác xã (sửa đổi) dự kiến có nhiều quy định về điều kiện để trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế này. Tuy vậy, vẫn còn nhiều quy định liên quan chưa thật sự hoàn thiện. Do đó, việc nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện các quy định này là thật sự cần thiết, góp phần tạo sức hút cho cá nhân, tổ chức tham gia, tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế hợp tác.
489 Ý thức thực hiện pháp luật lao động của người lao động doanh nghiệp Việt Nam / Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Anh Thu // .- 2023 .- Số 7 .- Tr. 23-25 .- 344.01597
Ý thức thực hiện pháp luật lao động của người lao động được xây dựng trên cơ sở ý thức pháp luật và thực hiện pháp luật, bao gồm tư tưởng và tâm lý thực hiện pháp luật lao động của người lao động; ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi, hiệu quả thực hiện pháp luật lao động của người lao động. Để hình thành và nâng cao ý thức thực hiện pháp luật lao động còn chưa tốt hiện nay nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, công đoàn cần xây dựng ý thức này cho NLĐ.
490 Những yêu cầu đặt ra đối với pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nền kinh tế số / Trần Thị Thu Phương // Luật học .- 2023 .- Số 6(277) .- Tr. 92-108 .- 341.48
Quyền lợi của người tiêu dùng đã được ghi nhận bởi pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế từ những năm 60 của thế kỉ trước và được duy trì, củng cố theo thời gian. Tuy nhiên, công nghệ số đã làm thay đổi thế giới, biến đổi nền kinh tế của thế giới thành nền kinh tế được vận hành chủ yếu trên cơ sở công nghệ số và dữ liệu số, mang lại nhiều cơ hội, lợi ích cho doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng. Những thay đổi này khiến cho khung khổ pháp lí nói chung và những quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói riêng có sự lạc hậu nhất định, cần phải được cập nhật để có thể bảo vệ tối đa quyền lợi người tiêu dùng trong bối cảnh mới. Bài viết phân tích những yêu cầu đặt ra đối với pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nền kinh tế số để thấy rõ hơn sự cần thiết phải thay đổi hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện nay.