CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
2731 Sự chồng chéo giữa biện pháp khắc phục hậu quả với các hình thức xử phạt trong pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính / Cao Vũ Minh // Nhà nước và pháp luật .- 2018 .- Số 10 (366) .- Tr. 38 - 47 .- 340
Nhằm đảm bảo hiệu quả công tác đấu tranh, phòng chống vi phạm hành chính thì xử phạt hành chính được xem là một giải pháp hữu hiệu. Do đó, bên cạnh việc áp dụng các hình thức xử phạt để răn đen cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm hành chính, pháp luật còn áp dụng các biện pháp nhất định nhằm khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra. Bài viết phân tích sự chồng chéo, thiếu thống nhất giữa biện pháp khắc phục hậu quả với các hình thức xử phạt trong pháp luật Việt Nam.
2732 Thủ tục tố tụng đối với pháp nhân thương mại tại giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 / Phí Thành Chung // Nhà nước và pháp luật .- 2018 .- Tr. 48 – 53,62 .- Tr. 48 – 53,62 .- 340
Để đảm bảo cho việc thực thi các quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 đã bổ sung một số chương hoàn toàn mới ( Chương XXIX) gồm 16 điều ( từ Điều 431 đến 446) quy định về thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân thương mại. Trong bài viết này, tác giả đề cập đến một số vấn đề về thủ tục tố tụng đối với pháp nhân thương mại trong giai đoạn xét xử sơ thẩm tại tòa án.
2733 Nhận diện điều kiện kinh doanh ở Việt Nam hiện nay và một số khuyến nghị / Nguyễn Thu Dung // Nhà nước và pháp luật .- 2018 .- Số 10 (366) .- Tr. 54 – 62 .- 340
“Chiến dịch” cắt giảm các điều kiện kinh doanh hiện nay ở Việt Nam đang đi vào giai đoạn cuối, tuy nhiên, hiệu quả thực thi trên thực tế lại không mấy khả quan bởi việc thực hiện mới chỉ mang tính chất cơ học, mệnh lệnh hành chính mà thiếu những căn cứ thực tiễn và pháp lý. Trước thực tế đó, bài viết cung cấp một số góc nhìn về các điều kiện kinh doanh và đưa ra một số khuyến nghị cho việc hoàn thiện pháp luật.
2734 Một số bất cập trong các quy định về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện / Phạm Thị Thi // Nhà nước và pháp luật .- 2018 .- Số 10 (366) .- Tr. 63 – 68 .- 340
Trên cơ sở đề cập một số vấn đề pháp lý liên quan đến chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện, tác giả phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật, cũng như góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện.
2735 Hạn chế quyền con người theo các điều ước quốc tế về nhân quyền / Lê Mai Thanh // Nhà nước và pháp luật .- 2018 .- Số 10 (366) .- Tr. 69 – 76 .- 340
Hạn chế hay giới hạn quyền con người đã được ghi nhận và cụ thể hóa trong các điều ước quốc tế về nhân quyền. Những nội dung này tạo nên nhận thức chung về trách nhiệm bảo đảm quyền con người của các quốc gia cũng như khả năng miễn trách nhiệm đối với các quốc gia đó. Điều này được ghi nhận trong pháp luật các quốc gia, trong đó có Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam. Bài viết phân tích về vấn đề hạn chế quyền con người theo một số điều ước quốc tế cơ bản mà Việt Nam là thành viên.
2736 Giải thích điều ước quốc tế theo quy định của công ước viên năm 1969 và pháp luật Việt Nam / Trần Hữu Duy Minh // Nhà nước và pháp luật .- 2018 .- Số 10 (366) .- Tr. 77 – 84 .- 340
Bài viết phân tích các cách tiếp cận trong giải thích điều ước quốc tế, chủ thể có thẩm quyền giải thích, và các quy định liên quan trong Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969; đồng thời liên hệ với quy định về giải thích điều ước trong pháp luật Việt Nam.
2737 Một số quan niệm về pháp quyền trên thế giới / Nguyễn Đức Minh // Nhà nước và pháp luật .- 2018 .- Số 10 (366) .- Tr. 3 - 15 .- 340
Khái quát lịch sử tư tưởng pháp quyền và tổng hợp, hệ thống, phân tích một số quan điểm về pháp quyền trên thế giới nhằm cung cấp tri thức cho việc nghiên cứu, đào tạo và hoạch định chính sách liên quan đến nhà nước pháp quyền ở nước ta.
2738 Đánh giá tính hợp hiến của việc giới hạn quyền hiến định: Thách thức và xu hướng / Bùi Tiến Đạt // Nhà nước và pháp luật .- 2018 .- Số 10 (366) .- Tr. 16 - 23 .- 340
Bài viết nhấn mạnh rằng, đánh giá tính hợp hiến của việc giới hạn quyền hiến định là vấn đề quan trọng và phức tạp. Đồng thời, bài viết phân tích vai trò của cơ quan tài phán hiến pháp; nhu cầu xây dựng cũng như vận dụng các phương pháp lập luận nhằm đánh giá tích hợp hiến của việc giới hạn quyền dựa trên phương pháp phân tích tính tương xứng đang khá thịnh hành trên thế giới. Cuối cùng, bài viết đưa ra một số gợi mở đối với những thách thức trong việc đánh giá tích hợp hiến của việc giới hạn quyền hiến định trong bối cảnh thi hành Hiến pháp năm 2013.
2739 Kiểm soát của cơ quan lập pháp đối với cơ quan hành pháp ở Việt Nam / Nguyễn Mạnh Hùng, Trương Thị Minh Thùy // Nhà nước và pháp luật .- 2018 .- Số 10 (366) .- Tr. 24 - 37 .- 340
Bài viết phân tích sự kiểm soát của cơ quan lập pháp đối với cơ quan hành pháp ở Việt Nam thông qua một số phương thức như: Xem xét báo cáo, xem xét văn bản quy phạm pháp luật, chất vấn, thành lập Ủy ban lâm thời, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; từ đó, đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động này.
2740 Quản lí lao động nước ngoài thông qua cơ chế cấp thị thực lao động tại một số quốc gia vùng vịnh / Nguyễn Thị Kim Cúc // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2018 .- Số 04 (152) .- Tr. 20-26 .- 340
Lao động nhập cư là một chủ đề không còn xa lạ đối với các quốc gia vùng Vịnh và họ chủ yếu đến từ các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Trước tình hình lao động nhập cư ngày càng gia tăng mạnh mẽ, các quốc gia vùng Vịnh đã có những cơ chế quản lý phù hợp, hiệu quả, trong đó có cơ chế cập thị thực cho người lao động. Bài viết sẽ tập trung nghiên cứu những quy định cơ bản về cơ chế cấp thị thực lao động tại một số quốc gia vùng Vịnh, cụ thể là Bahrain, Kuwait và Oman.