CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
2751 Sự cần thiết ghi nhận quyền động vật và phác thảo Luật bảo vệ quyền động vật tại Việt Nam / Lê Hà Huy Phát, Đặng Nguyễn Nhật Minh // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 5 (117) .- Tr. 25 – 31 .- 340

Ở Việt Nam, quyền động vật chưa được quan tâm đúng mức. Trong khi đó, pháp luật về quyền động vật ở các quốc gia trên thế giới đang ngày càng hoàn thiện. Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày hai vấn đề: Sự cần thiết ghi nhận và thiết lập công cụ pháp lý bảo vệ quyền động vật ở Việt Nam; phác thảo một số nội dung cơ bản của Luật về Động vật ở Việt Nam.

2752 Chứng minh tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Hoa Kỳ - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Tấn Hoàng Hải // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 5 (117) .- Tr. 32 – 37 .- 340

Trước khi xác định mức bồi thường thiệt hại là bao nhiêu, nguyên đơn phải cung cấp bằng chứng để chứng minh cho yêu cầu bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần là có cơ sở và phù hợp với số tiền bồi thường mà nguyên đơn yêu cầu được hưởng. Bởi lẽ, tổn thất về tinh thần có thể là một trong những vấn đề khó khăn nhất để chứng minh vì chủ yếu là liên quan đến tâm lý. Cách hiệu quả nhất để chứng minh tổn thất về tinh thần của người bị xâm phạm là xem xét các biểu hiện của nó.

2753 Quyền sửa án của hội đồng xét xử giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam – Kinh nghiệm từ một số quốc gia / Đinh Bá Trung, Huỳnh Quang Thuận // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 5 (117) .- Tr. 38 – 44 .- 340

Quyền sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật của Hội đồng xét xử Giám đốc thẩm là một trong những bổ sung hết sức quan trọng của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Thông qua bài viết này, tác giả sẽ trình bày các quan điểm trái chiều xoay quanh việc cho phép Hội đồng xét xử Giám đốc thẩm được quyền sửa án, tham khảo kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới và từ đó đưa ra quan điểm cá nhân đối với vấn đề này.

2754 Mối quan hệ giữa nguyên thủ quốc gia với cơ quan hành pháp ở Việt Nam / Phạm Thị Phương Thảo // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 4 (116) .- Tr. 10 – 17 .- 340

Quan hệ giữa nguyên thủ quốc gia và cơ quan hành pháp không chỉ phản ánh mối quan hệ giữa hai chế định độc lập và quan trọng trong bộ máy nhà nước mà còn phản ánh vị trí, vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của nguyên thủ quốc gia trong hoạt động của cơ quan hành pháp, đặc biệt là vai trò của nguyên thủ quốc gia trong việc giám sát và kiểm soát quyền lực của cơ quan quyền hành pháp.

2755 Pháp luật và đạo đức xã hội / Nguyễn Thị Ngọc Mai // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 4 (116) .- Tr. 18 – 24 .- 340

Để tạo sự ổn định, trật tự giữa các thành viên riêng rẽ trong xã hội theo những mục tiêu nhất định, con người đã biết sử dụng rất nhiều các công cụ điều chỉnh khác nhau, trong đó quan trọng nhất là pháp luật và đạo đức xã hội. Bài viết trình bày những vấn đề cơ bản nhất về hai hiện tượng này, chỉ ra những điểm tương đồng, sự khác biệt cũng như mối quan hệ giữa chúng.

2756 Mối quan hệ nhân quả và vấn đề giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong pháp luật thương mại / Nguyễn Thị Thanh Huyền // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 4 (116) .- Tr. 25 – 34 .- 340

Nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế - một căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại – từ góc độ là một phương pháp giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong pháp luật thương mại. Theo đó, bài viết phân tích, đánh giá quy định của pháp luật thương mại Việt Nam về mối quan hệ nhân quả đặt trong bối cảnh nghiên cứu sự phát triển của các học thuyết pháp lý chủ yếu về vấn đề này.

2757 Tác động của việc xây dựng thủy điện trên sông MeKong đến an ninh môi trường của Việt Nam – Một số vấn đề pháp lý đặt ra / Võ Trung Tín, Ngô Gia Hoàng // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 4 (116) .- Tr. 35 – 46 .- 340

Việc xây dựng các đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong đã gây ra những hệ quả tiêu cực về môi trường, đặc biệt là đối với các nước vùng hạ lưu, trong đó có Việt Nam. Phân tích khung pháp lý cho vấn đề kiểm soát việc khai thác nguồn nước sông MeKong quốc tế ( MRC ) và Thủ tục thông báo, tham vấn trước và thỏa thuận.

2758 Bàn về miễn trách nhiệm hình sự theo Luật hình sự Việt Nam trên nền tảng của nguyên tắc suy đoán vô tội / Hoàng Thị Tuệ Phương // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 4 (116) .- Tr. 47 – 54 .- 340

Bài viết chỉ ra những vướng mắc về mặt lý luận cũng như thực tiễn xoay quanh chế định miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam, đặc biệt sau khi Hiến pháp năm 2013 chính thức ghi nhận suy đoán vô tội là một nguyên tắc. Dựa trên những phân tích này, bài viết đưa ra những đề xuất cho sự thay đổi đối với các quy định về miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự năm 2015

2759 Những thay đổi quan trọng trong quy định pháp luật của Liên minh Châu Âu về nhãn hiệu / Nguyễn Hồ Bích Hằng // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 4 (116) .- Tr. 55 – 59 .- 340

Giới thiệu và phân tích những thay đổi trong quy định của pháp luật Liên minh châu Âu về các loại nhãn hiệu phi truyền thống mới được ghi nhận như nhãn hiệu đa phương tiện, nhãn hiệu hình ảnh động, nhãn hiệu ảnh ba chiều. Ngoài ra, bài viết này cũng phân tích các quy định về nhãn hiệu chứng nhận lần đầu tiên được ghi nhận ở cấp độ châu Âu.

2760 Quan điểm của tòa án công lý châu Âu ngày 16/5/2017 về hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Singapore: Nội dung chính và các tác động / Nguyễn Hồ Bích Hằng // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 4 (116) .- Tr. 60 – 65 .- 340

Phân tích nội dung quan điểm của Tòa án Công lý châu Âu ngày 16/5/2017 về thẩm quyền riêng biệt của Liên minh châu Âu ( EU ), thẩm quyền chung của EU và các quốc gia thành viên, cũng như thẩm quyền riêng biệt của các quốc gia thành viên EU trong việc ký kết Hiệp định thương mại tự do với Singapore. Bài viết đánh giá các tác động của quan điểm này đối với các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà EU đang đàm phán hoặc đã đàm phán xong nhưng chưa thông qua cũng như các chính sách thương mại của EU trong thời gian tới.