CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
2671 Giám sát của cơ quan dân cử đối với thực thi chính sách, pháp luật về an sinh xã hội tại các tỉnh, thành phố nước ta: Thực trạng và vấn đề / Mai Ngọc Cường, Bùi Sỹ Lợi, Phạm Thị Hạnh // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 259 tháng 1 .- Tr. 17-26 .- 344.03
Từ thực tế giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các tỉnh, thành phố đối với việc thực thi chính sách pháp luật về an sinh xã hội, bài viết chỉ ra, cần tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả của hoạt động giám sát; tập trung hoàn thiện các quy định pháp luật để tránh trùng chéo và phù hợp thực tiễn; tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của thường trực tỉnh uỷ, thành ủy; thực hiện tái giám sát, truy đến cùng việc đối với việc thực hiện kết luận giám sát; nâng cao năng lực hiệu quả hoạt động của bộ máy tham mưu giúp việc cho hoạt động giám sát; nâng cao năng lực và nhận thức của các đối tượng giám sát; đảm bảo các điều kiện thực hiện giám sát; và cần có chế tài xử lý việc thực hiện kết luận giám sát cuả Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân đối với thực thi chính sách pháp luật và an sinh xã hội.
2672 Quan hệ giữa chính sách và pháp luật từ góc nhìn luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 / Lại Thị Phương Thảo // Luật học .- 2018 .- Số 10 .- Tr. 34 – 41 .- 910
Bài viết phân tích mối quan hệ giữa chính sách và pháp luật nhìn từ góc độ quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Theo đó, chính sách là yếu tố luôn đi trước pháp luật để định hướng và là cơ sở nền tảng để chế định nên pháp luật. Chính sách quyết định nội dung của pháp luật, quyết định hiệu quả của quá trình thực hiện pháp luật. Ngược lại, pháp luật cũng là công cụ để thực tiễn hóa chính sách, phản ánh hiệu quả của chính sách trong đời sống xã hội. Bên cạnh đó, bài viết chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa chính sách và pháp luật.
2673 Pháp luật về nhận diện giao dịch giữa công ti đại chúng với người có liên quan – Bất cập và kiến nghị hoàn thiện / Võ Trung Tín, Kiều Anh Vũ // Luật học .- 2018 .- Số 10 .- Tr. 42 – 51. .- 410
Trên cơ sở phân tích, đánh giá và chỉ ra một số bất cập về kĩ thuật lập pháp, tính minh bạch của pháp luật hiện hành về nhận diện giao dịch giữa công ty đại chúng với người có liên quan, bài viết đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này theo hướng: Hợp nhất các quy định về người có liên quan trong các văn bản pháp luật hiện hành; hướng dẫn chi tiết về các tiêu chí, điều kiện xác định người có liên quan của công ti đại chúng và giao dịch giữa công ti đại chúng với người có liên quan.
2674 Cơ sở lí luận của pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường / Võ Thị Kim Tuyến // Luật học .- 2018 .- Số 10 .- Tr. 63 – 73 .- 410
Theo cách phân loại dịch vụ môi trường của Tổ chức thương mại thế giới, định nghĩa về dịch vụ môi trường của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế, từ thực tiễn áp dụng pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường của Việt Nam trong thời gian qua, bài viết đưa ra các khái niệm dịch vụ môi trường và phát triển dịch vụ môi trường; khái niệm, nguyên tắc và những nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường.
2675 Hoàn thiện quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về thời hạn và thời hiệu / Nguyễn Minh Oanh // Luật học .- 2018 .- Số 10 .- Tr. 26 – 33 .- 410
Bài viết chỉ ra rằng các quy định về thời hạn và thời hiệu trong Bộ luật dân sự năm 2015vẫn còn một số hạn chế như: Các đơn vị của thời hạn chưa được quy định một cách đầy đủ, cách tính thời hạn chưa thực sự phù hợp, quy định về việc viện dẫn thời hạn và thời hiệu còn có điểm chưa hợp lí, các sự kiện làm gián đoạn thời hiệu hưởng quyền, miễn trừ nghĩa vụ được ghi nhận chưa bảo đảm được quyền dân sự của chủ thể, các loại thời hiệu khi áp dụng còn mâu thuẫn, chồng chéo…Từ đó, bài viết đề xuất phương hướng hoàn thiện quy định Bộ luật dân sự năm 2015 về thời hạn và thời hiệu.
2676 Bảo hộ công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài / Nguyễn Thị Kim Ngân // Nhà nước và pháp luật .- 2018 .- Số 11 (367) .- Tr. 62 – 72 .- 410
Công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài là tình trạng pháp lý đặc biệt, theo đó họ không chỉ xác lập mối quan hệ pháp lý với nhà nước Việt Nam mà với cả các quốc gia mà họ cũng mang quốc tịch. Họ vừa có quyền, nghĩa vụ công dân theo pháp luật Việt Nam, vừa có quyền, nghĩa vụ công dân theo pháp luật của quốc gia mà họ mang quốc tịch. Bài viết phân tích thực trạng bảo hộ công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài, qua đó, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện.
2677 Bảo vệ môi trường biển trước nguy cơ ô nhiễm rác nhựa và nilon / Dư Văn Toán, Đặng Nguyệt Anh // Du lịch Việt Nam .- 2018 .- Số 11 .- Tr. 8 - 9 .- 910
Chất thải nhựa hiện nay đã gây ra mối đe dọa nghiêm trọng tới môi trường và các hệ sinh thái biển. Ngoài tác động xấu tới các hệ sinh thái biển và vùng bờ, chất thải nhựa còn gây nhiều tác hại tới du lịch, vận tải biển và các ngành công nghiệp biển khác.
2678 Khu bảo tồn làng nhà sàn dân tộc sinh thái thái hải phát triển du lịch có trách nhiệm / Hoàng Thị Phương Nga, Đào Thị Hồng Thúy // Du lịch Việt Nam .- 2018 .- Số 11 .- Tr. 10 - 11 .- 910
Du lịch có trách nhiệm là một cách tiếp cận quản lý du lịch nhằm tối đa hóa lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường và giảm thiểu chi phí tới các điểm đến. Đặc biệt, trong bối cảnh thế giới hiện nay đang phải đối mặt với những vấn đề khủng hoảng về môi trường thì du lịch có trách nhiệm là một định hướng thiết thực để phát triển bền vững. Trong xu hướng chung đó, với vị thế là một điểm du lịch mới của Thái Nguyên, khu bảo tồn làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải đã bắt kịp xu hướng này.
2679 Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật cho công tác xử lý nợ xấu thông qua hoạt động mua bán nợ / Nguyễn Đình Dũng // Tài chính doanh nghiệp .- 2018 .- Số 11 .- Tr. 14-17 .- 340.3324
Thực trạng khuôn khổ pháp luật và những vướng mắc trong phát triển hoạt động mua bán nợ trong hệ thống ngân hàng Việt Nam và giải pháp thúc đẩy hoạt động mua bán nợ tại Việt Nam.
2680 Vai trò giám sát xã hội của các tổ chức xã hội đối với các vấn đề về quyền con người / Nguyễn Như Phát // Nhà nước và pháp luật .- 2018 .- Tr. 3 – 10 .- 410
Trong một xã hội dân chủ, khu vực thứ ba trong tam giác phát triển luôn có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển của Nhà nước và toàn xã hội. Chủ nghĩa hợp hiến và chủ quyền nhân dân luôn cần đến vai trò giám sát của các tổ chức xã hội nhằm đưa những giá trị tốt đẹp vào các quy định của Hiến pháp mà trước hết là về quyền con người – quyền mà nhân dân giao cho Nhà nước trách nhiệm bảo vệ và đảm bảo thực hiện. Bài viết giới thiệu về vai trò, thực trạng pháp luật và thực thi pháp luật liên quan đến giám sát của các tổ chức xã hội đối với các vấn đề về quyền con người.