CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
2531 Xử lý chuyển hướng đối với pháp nhân phạm tội thông qua thoả thuận tạm đình chỉ truy tố / Nguyễn Hải Yến // Nhà nước và pháp luật .- 2019 .- Số 4(372) .- Tr. 54 – 59,65 .- 340

Thoả thuận tạm đình chỉ truy tố với mục đích chính nhằm trao cho pháp nhân phạm tội cơ hội được sửa chữa sai lầm và tiếp tục vận hành mà không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi việc bị kết án; đồng thời vẫn đảm bảo được mục đích trừng trị và ngăn ngừa của biện pháp hình sự. Cơ chế này được áp dụng từ lâu tại Hoa Kỳ và được các quốc gia học tập kinh nghiệm đưa vào hệ thống của mình. Bài viết giới thiệu về nội dung thoả thuận này đồng thời gợi mở việc áp dụng tại Việt Nam.

2532 Một số bất cập liên quan đến trách nhiệm của thương nhân trong quảng cáo thương mại / Nguyễn Võ Linh Giang // Nhà nước và pháp luật .- 2019 .- Số 4(372) .- Tr. 60 – 65 .- 340

Bài viết phân tích bất cập trong quy định về trách nhiệm của thương nhân trong hoạt động quảng cáo thương mại. Qua đó, bài viết kiến nghị những biện pháp hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm của thương nhân quảng cáo nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

2533 Thẩm quyền của trọng tài thương mại quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 / Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Thị Huyền Trang // Luật học .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 3 – 12 .- 340

Điều 2 Luật trọng tài thương mại năm 2010 quy định về thẩm quyền của trọng tài thương mại là một trong những cơ sở pháp lí quan trọng, có tác động không nhỏ đến phạm vi hoạt động và qua đó, tác động đến vai trò của trọng tài thương mại trong việc giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh ở Việt Nam. Bài viết bình luận các vấn đề có liên quan về nội dung và hình thức của Điều luật bao gồm: Việc mở rộng thẩm quyền của trọng tài thương mại so với quy định trước đây và nhận xét về cách thức quy định về thẩm quyền trọng tài thương mại trong tương quan giữa khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Luật trọng tài thương mại năm 2010.

2534 Phân định thềm lục địa ngoài 200 hải lí – quy định, thực tiễn quốc tế và bài học cho Việt Nam và Malaysia / Trần Lê Duy // Luật học .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 13 – 28 .- 340

Bài viết phân tích các khía cạnh pháp lí liên quan đến phân định thềm lục địa ngoài 200 hải lí trước khi có khuyến nghị của Uỷ ban ranh giới thềm lục địa của Liên hợp quốc theo quy định tại Công ước luật biển năm 1982, thực tiễn các quốc gia và một số vụ việc có liên quan tại các cơ quan tài phán quốc tế; đưa ra nhận xét và khuyến nghị về những nội dung liên quan đến phân định thềm lục địa ngoài 200 hải lí giữa Việt Nam và Malaysia.

2535 Trách nhiệm pháp lí của nhà cung cấp dịch vụ trung gian với vi phạm quyền tác giả trên Internet / Ngô Trọng Quân, Trần Phương Anh // Luật học .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 29 – 43 .- 340

Bài viết phân tích pháp luật thực định và án lệ về trách nhiệm pháp lí của nhà cung cấp dịch vụ trung gian ở Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu, qua đó đưa ra một số gợi ý cho Việt Nam. Nghiên cứu cho thấy rằng Việt Nam có thể xây dựng các quy định về miễn trừ trách nhiệm cho nhà cung cấp dịch vụ trung gian như cách tiếp cận của Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu.

2536 Một số vướng mắc về định giá tài sản, thẩm định giá tài sản trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 / Nguyễn Nam Hưng // Kiểm sát (Điện tử) .- 1 .- Số 9 .- Tr. 39-42 .- 346

Phân tích những quy định mới của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về định giá tài sản, thẩm định giá tài sản để từ đó có cái nhìn toàn diện về công tác này trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự.

2537 Bình luận tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo Bộ luật hình sự năm 2015 / Lê Quang Thắng // .- 2018 .- Số 9 .- Tr. 43-46 .- 345.5970026

Bảo hiểm là một lĩnh vực quan trọng trong xã hội. Thời gian qua, các hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp xảy ra ngày càng nhiều gây thiệt hại cho nhà nước và người lao động. Bộ luật hình sự năm 2015 quy định tại điều 216 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Trong phạm vi bài viết, tác giả bình luận về tội danh này.

2538 Một số bài học rút ra qua hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự góp phần bảo hộ công dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài / Mai Thế Bày // .- 2018 .- Số 2 .- Tr. 9-11 .- 345.5970026

Bảo hộ lãnh sự là một chế định trong luật pháp quốc tế quy định trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền nước sở tại trong việc tạo điều kiện cho cơ qua hoặc nhân viên lãnh sự của nước ngoài thực hiện đại diện lãnh sự hoặc bảo hộ cho công dân nước họ trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự ở nước sở tại. Thông quan một vụ án cụ thể cần được thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp hình sự của Viện kiểm sát nhân dân để góp phần bảo vệ công dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm trong hoạt động tương trợ tư pháp hình sự đối với loại vụ việc này.

2539 Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình / Phùng Trung Lập // .- 2018 .- Tr. 23-30 .- Tr. 23-30 .- 340

Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình không những được ghi nhận trong các Công ước quốc tế về quyền con người, mà mỗi quốc gia thành viên đều phải tuân thủ thực hiện những nguyên tắc cơ bản trong việc bảo vệ quyền con người tại quốc gia thành viên. Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình để nhằm bảo đảm cho quyền tự do của mỗi cá nhân đều được tôn trọng và được vệ theo quy định của luật. Trong bài viết, tác giả đi sâu phân tích về các quyền này.

2540 Nguyên nhân thời gian điều tra các vụ án tham nhũng, chức vụ thường kéo dài, phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhiều lần và giải pháp khắc phục / Lê Hữu Ngọc // .- 2018 .- Số 2 .- Tr. 31-34 .- 340

Trong những năm qua, việc phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng đạt được hiệu quả tốt hơn, năm sau cao hơn năm trước, bước đầu tạo được niềm tin trong xã hội, góp phần quan trọng thực hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong việc đấu tranh ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tệ nạn tham nhũng. Tuy nhiên, công tác giải quyết các vụ án tham nhũng, chức vụ vẫn còn bộc lộ một số tồn tại cần được khắc phục, nhất là tình trạng thời gian điều tra các vụ án tham nhũng, chức vụ còn kéo dài, việc phải trả hồ sơ đề điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng còn nhiều, trong đó có những nguyên nhân cần sớm được nhìn nhận, đánh giá để cá hướng khắc phục trong thời gian tới.