CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
2511 Mối quan hệ giữa quyền được cư trú và quyền lao động của người nước ngoài theo pháp luật Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Đoàn Thị Phương Diệp // Nghề luật .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 81 – 85 .- 340
Bài viết được thực hiện với mục đích giới thiệu, thứ nhất là mối quan hệ giữa quyền cư trú và quyền lao động của lao động nước ngoài tại Nhật Bản, thứ hai, trên cơ sở các phân tích này có thể rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho pháp luật Việt Nam.
2512 Về khái niệm, đối tượng bảo vệ an ninh mạng và giải thích từ ngữ tại điều 3 dự thảo luật an ninh mạng / Nguyễn Mai Bộ // Nghiên cứu Lập pháp .- 2018 .- Số 7 .- Tr. 29-34 .- 341
Sau khi tiếp thu ý kiến của các Đại biểu quốc hội tại kỳ họp thứ 4 sau Quốc hội khóa 14, Dự thảo Luật An ninh mạng đã được trình ủy ban thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 20. Mặc dù cơ quan chủ trì soạn thảo đã tiếp thu những ý kiến góp ý của đại biểu quốc hội và ủy ban thường vụ quốc hội để chỉnh lý bổ sung, tuy nhiên nội dung Dự thảo luật này vẫn còn một số điểm hạn chế cần được tiếp tục hoàn thiện.
2513 Một số góp ý hoàn thiện dự thảo Luật An ninh mạng / Nguyễn Thị Thu Hiền // .- 2018 .- Số 10 .- Tr. 38-41 .- 341
An toàn an ninh mạng đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia. ở Việt Nam, đây vẫn còn là một vấn đề khá mới mẻ. Chính vì thế, phần đông người sử dụng mạng vẫn chưa lường trước được các nguy cơ tiềm ẩn trong môi trường mạng. An ninh mạng đang là một thách thức không chỉ đối với cá nhân mà với cả hệ thống quản lý của nhà nước, đòi hỏi sự ra đời của Luật An ninh mạng. Sau 14 lần chỉnh sửa, Dự thảo Luật An ninh mạng đã được các đại biểu quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 (11/2017) và sẽ thông qua tại kỳ họp thứ năm, quốc hội khóa XIV. Tuy nhiên, cho đến nay, Dự thảo Luật An ninh mạng vẫn còn nhiều vấn đề chưa có sự thống nhất, cần tiếp tục cân nhắc và hoàn thiện trước khi được Quốc hội thông qua.
2514 Thực trạng an toàn, an ninh mạng tại các ngân hàng Việt Nam / Hà Thị Trúc Lan // Nghiên cứu Lập pháp .- 2017 .- Số 7 .- Tr. 371-375 .- 004
Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đã mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức về sự an toàn, an ninh mạng tại các ngân hàng Việt Nam hiện nay. Vì thế, việc đảm bảo an toàn trong giao dịch ngân hàng là vấn đề đặc biệt quan trọng. Điều này không những hạn chế rủi ro cho ngân hàng, bảo toàn tài sản khách hàng, mà còn góp phần đảm bảo an ninh tiền tệ quốc gia.
2515 Thực trạng pháp luật về mô hình hệ thống tổ chức tín dụng là hợp tác xã / Đỗ Mạnh Phương // Nhà nước và pháp luật .- 2019 .- Số 4(372) .- Tr. 66 – 76 .- 340
Bài viết phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về mô hình hệ thống các tổ chức tín dụng là hợp tác xã; từ đó chỉ ra những bất cập, hạn chế và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật điều chỉnh mô hình tổ chức hệ thống các tổ chức tín dụng là hợp tác xã.
2516 Bàn về cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước trong khuôn khổ hiệp định EVFTA và CPTPP / Trần Việt Dũng // Nhà nước và pháp luật .- 2019 .- Số 4(372) .- Tr. 77 – 84 .- 340
Bài viết phân tích tổng quan những vấn đề còn gây tranh cãi của cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và Nhà nước (ISDS) truyền thống; Giới thiệu và đánh giá về ISDS trong khuôn khổ hai hiệp định thương mại quan trọng là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Bài viết cũng sẽ phân tích nột số giải pháp pháp đã được Việt Nam áp dụng để hạn chế rũi ro từ ISDS và những chiến lược cần phải thực hiện để bảo vệ quyền lợi cho Nhà nước một cách hệ thống và hiệu quả trước các vụ tranh chấp với nhà đầu tư nước ngoài.
2517 Nâng cao nhận thức về xây dựng đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp trong các cơ quan, tổ chức nội chính góp phần phòng, chống tham nhũng / Trương Hồng Hải // Nghề luật .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 11 – 16 .- 340
Nâng cao nhận thức về xây dựng đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp là yêu cầu khách quan và cấp thiết góp phần tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, người hoạt động nghề nghiệp trong các cơ quan, tổ chức nội chính đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay. Bài viết phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất các giải pháp cho vấn đề này.
2518 Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định của Luật lý lịch tư pháp và quy định của Luật nuôi con nuôi về điều kiện, hồ sơ đối với người nhận con nuôi trong nước / Nguyễn Thị Minh Phương // Nghề luật .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 17 – 20 .- 340
Bài viết cập nhật, phân tích quy định pháp luật, thực tiễn thực hiện quy định về Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định của Luật lý lịch tư pháp và quy định của Luật nuôi con nuôi về điều kiện, hồ sơ đối với người nhận con nuôi trong nước, đồng thời đưa ra một số đề xuất, kiến nghị, góp phần bảo đảm thực hiện có hiệu quả, khả thi mục đích nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, đảm bảo cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.
2519 Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự nhằm bảo đảm nguyên tắc tranh tụng / Lê Thị Thuý Nga // .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 21 – 25 .- 340
Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 tập trung vào những quy định nhằm bảo đảm sự bình đẳng giữa bên buộc tội và bên bào chữa, tránh chồng chéo giữa việc thực hiện chức năng buộc tội và chức năng xét xử nhằm bảo đảm nguyên tắc tranh tụng.
2520 Đặc điểm hoạt động bào chữa của luật sư trong tố tụng hình sự Việt Nam / Ngô Thị Ngọc Vân // .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 26 – 29 .- 340
Hoạt động bào chữa của luật sư có những đặc điểm riêng, bởi những hoạt động đó xuất phát từ các công việc do luật sư tiến hành trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật. Hoạt động này có những đặc điểm cơ bản như tính chuyên nghiệp, tuân thủ quy tắc đạo đức, không có khuôn mẫu, dựa vào sự nhạy bén, linh hoạt, năng động của luật sư, thể hiện tính độc lập và tự chịu trách nhiệm cá nhân trước khách hàng về hoạt động nghề nghiệp của mình.