CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
2551 Bàn về một số nội dung cơ bản xung quanh tổ chức hệ thống các cơ quan tư pháp tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt / Hoàng Thị Quỳnh Chi, Trịnh Phương Thảo // .- 2018 .- Số 3 .- Tr. 4-10 .- 340
Phân tích về mô hình, thẩm quyền, cơ cấu đội ngũ cán bộ trong hệ thống các cơ quan tư pháp được tổ chức tại các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt này.
2552 Sự tham gia của chủ thể không có tư cách pháp nhân trong các giao dịch tín dụng / Nguyễn Minh Hằng, Trần Mạnh Hiếu // .- 2018 .- Số 3 .- Tr. 29-35 .- 343.03
Nghiên cứu, trao đổi về các quan điểm khác nhau khi rà soát hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật với hướng dẫn mới của Ngân hàng nhà nước về khách hàng trong các giao dịch tín dụng liên quan đến chủ thể khác không có tư cách pháp nhân.
2553 Đánh giá chứng cứ từ một tờ giấy vay tiền trong vụ án dân sự / Thái Văn Đoàn // .- 2018 .- Số 10 .- Tr. 50-53 .- 346
Từ vụ án "Tranh chấp hợp đổng vay tài sản" giữa nguyên đơn với bị đơn sự đã được xét xử ở 3 cấp xét xử; trong đó, cấp sơ thẩm tuyên không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn về việc buộc bị đơn phải trả số tiền gốc 400.000.000 đồng; cấp phúc thẩm tuyên chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn; cấp giám đốc thẩm tuyên hủy bản án phúc thẩm, giao hồ sơ về cho cấp phúc thẩm giải quyết lại. Vì sao vụ án lại có nhiều quan điểm giải quyết như vậy? Và quan điểm nào thuyết phục hơn?.
2554 Vai trò của Viện kiểm sát/Viện công tố một số nước trên thế giới trong bảo vệ quyền con người, quyền công dân / Lê Ngọc Duy // .- 2018 .- Số 10 .- Tr. 54-62 .- 340
Giới thiệu về vai trò của Viện kiểm sát/Viện công tố một số nước như Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Cộng hòa Pháp trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
2555 Những vấn đề cần lưu ý khi kiểm sát việc giải quyết các vụ án, vụ việc liên quan đến việc thí điểm xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/Qh14 của Quốc hội / Hoàng Quỳnh Chi // .- 2018 .- Số 7 .- Tr. 3-9 .- 343.03
Trình bày những vấn đề Viện kiểm sát nahan dân các cấp cần lưu ý khi giải quyết các vụ án, vụ việc có liên quan đến khoản nợ xấu, tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu thao Nghị quyết số 42/2017.
2556 Nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia trong khuôn khổ hợp tác ASEAN / Bùi Thị Ngọc Lan // .- 2018 .- Số 7 .- Tr. 10-16 .- 340
Phân tích và chỉ ra thực trạng của hoạt động phòng chống tội phạm xuyên quốc gia ASEAN, đánh giá ưu điểm và hạn chế của hoạt động này, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia ASEAN.
2557 Bàn về thời hiệu khởi kiện trong tố tụng hành chính / Nguyễn Thị Thế // .- 2018 .- Số 7 .- Tr. 17-23 .- 342.59706
Phân tích thời hiệu khởi kiện có được coi là một trong những căn cứ để Tòa án giải quyết vụ án hành chính hay không? Hậu quả pháp lý khi xem xét vấn đề thời hiệu khởi kiện ở từng giai đoạn tố tụng tương ứng? Và những kiến nghị nhằm đảm bảo tính hiệu quả khi áp dụng quy định này trong quá trình giải quyết vụ án hành chính.
2558 Kiểm sát thông báo trả lại đơn khởi kiện và việc thụ lý vụ án hành chính của tòa án / Khuất Thu Hương // .- 2018 .- Số 7 .- Tr. 24-27, 63 .- 342.59706
Trình bày và nêu một số nội dung cần chú ý khi kiểm sát thông báo trả lại đơn khởi kiện và kiểm sát việc thụ lý vụ án của Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính năm 2015.
2559 Bất cập trong các quy định về sự có mặt của kiểm sát viên tại các phiên tòa, phiên họp theo Luật tố tụng hành chính năm 2015 / Lê Việt Sơn // .- 2018 .- Số 7 .- Tr. 28-33 .- 342.59706
Phân tích các quy định của Luật tố tụng hành chính năm 2015 về sự có mặt của kiểm sát viên tại các phiên tòa, phiên họp trong tố tụng hành chính, nêu lên những bất cập, hạn chế và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề này.
2560 Cần ban hành thông tư mới về giải quyết án trọng điểm / Hồ Ngọc Thảo // .- 2018 .- Tr. 34-37 .- 340
Thông tư liên ngành (TTLN) số 01/TTLN ngày 15/01/1994 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn việc giải quyết các vụ án trọng điểm đã giúp ba ngành Công an, Kiểm sát, Tòa án ở các cấp phối hợp giải quyết nhiều vụ án trọng điểm, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng ngừa, chống tội phạm; tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa; giữ gìn an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, phục vụ tốt yêu cầu chính trị chung và nhiệm vụ trọng tâm ở địa phương. Tuy nhiên, quá trình áp dụng Thông tư liên ngành số 01/TTLN trong hơn 23 năm qua cho thấy có nhiều nội dungk hông còn phù hợp với thực tế, cần được sửa đổi, bổ sung ...