CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
2521 Những điểm mới về bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khoẻ của con người trong Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 / Trần Hà Bảo Khuyên // .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 34 – 38 .- 340

Trên cơ sở các quy định mang tính hiến định tại Điều 14,19,20 Hiến pháp năm 2013, Bộ luật hình sự năm 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng nhằm cụ thể hoá những điểm mới về quyền con người, quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm con người đồng thời phù hợp nhằm nội luật hoá các quy định có liên quan trong các điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên, góp phần tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.

2522 Uỷ quyền và “thuế uỷ quyền” chuyển nhượng bất động sản từ góc độ hoạt động công chứng / Hoàng Giang Linh // Nghề luật .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 39 – 43 .- 340

Trên cơ sở trình bày, phân tích nội dung uỷ quyền theo pháp luật dân sự Việt Nam, tác giả lý giải bản chất uỷ quyền trong các giao dịch dân sự. Theo đó, bản chất của uỷ quyền chỉ là làm thay cho người khác theo điều kiện và điều khoản ràng buộc các bên. Từ đó, tác giả có những ý kiến liên quan đến “ thuế uỷ quyền” theo quy định tại Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 06 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân.

2523 Giải pháp khắc phục rào cản về thực thi quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hình sự / Trần Văn Hải // Nghề luật .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 56 – 60 .- 340

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ trong các hiệp định hợp tác quốc tế mà Việt Nam đã và đang tham gia, quyền sở hữu trí tuệ luôn có vai trò rất quan trọng và giữ vị trí trung tâm. Nhận thức được tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước đã quan tâm, chú trọng đến việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

2524 Nội luật hoá quy định của công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia đối với hành vi rửa tiền / Nguyễn Viết Tăng // Luật học .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 44 – 56 .- 340

Bài viết đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về các vấn đề như: Quy định thêm dấu hiệu mục đích phạm tội vào nhóm hành vi nêu tại điểm b khoản 1 Điều 324; Giới hạn phạm vi xử lí hình sự đối với hành vi rửa tiền thông qua giới hạn tội phạm nguồn hoặc định lượng tối thiểu tài sản tẩy rửa; mở rộng đối tượng che giấu không chỉ là thông tin mà là nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển của tài sản hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản.

2525 Pháp luật áp dụng đối với cá nhân trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo Bộ luật dân sự năm 2015 / Lê Thị Bích Thuỷ // Luật học .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 57 – 67,91 .- 340

Bài viết phân tích, đánh giá quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về lựa chọn pháp luật áp dụng đối với cá nhân là người nước ngoài khi tham gia vào các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được ghi nhận trong Phần thứ 5 Bộ luật dân sự năm 2015. Từ đó, tác giả đưa ra kiến nghị làm rõ một số khái niệm liên quan đến vấn đề này, xác định rõ trường hợp áp dụng pháp luật đối với người có nhiều quốc tịch.

2526 Giải pháp đối với việc sử dụng án lệ trong đào tạo Sau Đại học tại các cơ sở đào tạo Luật ở Việt Nam / Nguyễn Bá Bình // Luật học .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 92 – 100 .- 340

Bài viết đề xuất các giải pháp đối với việc sử dụng án lệ trong đào tạo sau đại học ở các cơ sở đào tạo luật: 1. Giảng dạy các vấn đề cơ bản về án lệ và áp dụng án lệ; 2. Sử dụng án lệ với tư cách là học liệu và là phương pháp sử dụng bản án; 3. Đưa án lệ vào danh mục các đề tài tốt nghiệp và khuyến khích học viên thực hiện luận văn, luận án về chủ đề này.

2527 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu thực trạng xây dựng và thi hành pháp luật về dân tộc thiểu số, miền núi / Lê Hồng Hạnh // Nhà nước và pháp luật .- 2019 .- Số 4(372) .- Tr. 3 – 17 .- 340

Bài viết đề cập đến cách tiếp cận nghiên cứu thực trạng xây dựng, thi hành pháp luật về vấn đề dân tộc thiểu số, miền núi. Đặc biệt, tác giả đưa ra quan điểm của mình về các khái niệm như: Dân tộc thiểu số, “thể chế” nhằm làm sáng tỏ hơn cách tiếp cận vấn đề, hướng tới hoàn thiện vững chắc hệ thống pháp luật và chính sách hiện hành.

2528 Giám sát tư pháp đối với quyền hành pháp ở Pháp và một số kinh nghiệm cho Việt Nam / Lê Thị Thu Thảo // Nhà nước và pháp luật .- 2019 .- Số 4(372) .- Tr. 18 – 34 .- 340

Trên cơ sở phân tích các quy định pháp luật về giám sát tư pháp đối với quyền hành pháp ở Pháp, bài viết gợi mở một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng, vận hành cơ chế kiểm tra, giám sát quyền hành pháp.

2529 Hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm trong thi hành án hành chính / Lê Việt Sơn // Nhà nước và pháp luật .- 2019 .- Số 4(372) .- Tr. 35 – 43 .- 340

Bài viết phân tích quy định của pháp luật về xử lý vi phạm trong thi hành án hành chính, đồng thời chỉ ra một số điểm bất cập trong quy định của pháp luật, từ đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện.

2530 Thực trạng pháp luật về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại và hướng hoàn thiện / Phan Thành Nhân // Nhà nước và pháp luật .- 2019 .- Số 4(372) .- Tr. 44 – 53 .- 340

Bài viết phân tích, đánh giá các quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại, cũng như thực tiễn thực hiện các quy định này, từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện.