CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
2141 Điều kiện áp dụng chế định hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba trong bộ luật dân sự Việt Nam – So sánh với pháp luật Nhật Bản / Đặng Thái Bình // Khoa học pháp lý .- 2019 .- Số 8(129) .- Tr. 39 – 51 .- 340
Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là một loại hợp đồng có điểm đặc trưng là việc thực hiện phải vì “ lợi ích của người thứ ba”. Việc hiểu và áp dụng loại hợp đồng này trên thực tế hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Bài viết phân tích các điều kiện áp dụng chế định loại hợp đồng này trên phương diện của pháp luật Việt Nam và so sánh với các quy định trong Bộ luật Dân sự (BLDS) Nhật Bản hiện hành.
2142 Biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về các tội phạm tham nhũng / Lê Huỳnh Tấn Duy // Khoa học pháp lý .- 2019 .- Số 8(129) .- Tr. 79 – 94 .- 340
: Bài viết tập trung phân tích một số vấn đề lý luận, quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt; quy định của Công ước Liên hợp quốc về Chống tham nhũng, hướng dẫn của Văn phòng Liên hợp quốc về Ma tuý và tội phạm, về kỹ thuật điều tra tố tụng đặc biệt. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra định hướng hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự và nâng cao hiệu quả tiến hành các biện pháp này ở nước ta trong thời gian tới.
2143 Cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư trong khuôn khổ hiệp định tự do thương mại – Đầu tư Việt Nam – EU – Một số vấn đề cần lưu ý / Nguyễn Thị Lan Hương, Lê Trần Quốc Công // Khoa học pháp lý .- 2019 .- Số 8(129) .- Tr. 95 – 107 .- 340
Vào cuối năm 2015, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã tuyên bố hoàn tất đàm phán Hiệp định thương mại tự do – đầu tư giữa hai vũng lãnh thổ. Bên cạnh nhiều nhượng bộ thương mại đáng khích lệ được ghi nhận trong Hiệp định Thương mại tự do ( EVFTA), hai bên cũng đồng ý về nội dung Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA) trong đó đáng chú ý là các quy định về hệ thống toà án đầu tư (ITS hay ICS). Bài viết phân tích một số đặc điểm đặc trưng của hệ thống ITS và thảo luận một số khó khăn từ góc độ Việt Nam.
2144 Một số bình luận, góp ý về vấn đề làm thêm giờ, tuổi nghỉ hưu, thời hạn cho thuê lại lao động và giấy phép lao động trong dự thảo Bộ luật lao động (sửa đổi) / Trần Linh Huân // Khoa học pháp lý .- 2019 .- Số 9(130) .- Tr. 22 – 29 .- 340
Trải qua hơn 5 năm triển khai thi hành Bộ luật Lao động năm 2012, bên cạnh những kết quả đạt được thì cũng tồn tại không ít những bất cập nhất định, Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) cũng như chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động cho phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu hội nhập quốc tế là điều rất quan trọng và cần thiết. Trên cơ sở đó, bài viết bình luận, góp ý về việc sử đổi, bổ sung một số điều trong dự thảo Bộ luật Lao động và từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện.
2145 Góp ý quy định về thương lượng tập thể và thoả ước lao động tập thể trong dự thảo Bộ luật lao động (sửa đổi) / Lê Thị Thuý Hương // Khoa học pháp lý .- 2019 .- Số 9(130) .- Tr. 30 – 39 .- 340
Trên cơ sở phân tích một số nội dung quan trọng liên quan đến vấn đề thương lượng tập thể và thoả ước lao động tập thể quy định tại Mục 2 và Mục 3 Chương V Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), bài viết đề xuất một số góp ý nhằm chỉnh sửa và hoàn thiện các quy định này.
2146 Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán / Trần Thị Thu Hương // Tài chính - Kỳ 1 .- 2020 .- Số 724 .- Tr. 14 – 18 .- 342
Với những nổ lực phát triển bền vững thị trường, đảm bảo công bằng, minh bạch và hiệu quả, Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14( Luật Chứng khoán năm 2019 ) tạo ra khung pháp lý mới, phù hợp hơn với thực tiễn phát triển của Thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Đặc biệt, những qui định mới liên quan đến xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán được kỳ vọng sẽ góp phần tăng khả năng phát hiện và xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật chứng khoán, giúp phát triển thị trường bền vững trong tương lai.
2147 Qui định về quản trị công ty đối với công ty Đại Chúng tại Luật Chứng khoán năm 2019 / Lê Trung Hải // Tài chính - Kỳ 1 .- 2020 .- Số 724 .- Tr. 19 – 22 .- 342
Ngày 26/11/2019, Quốc hội khoá XIV đã thông qua Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14( Luật Chứng khoán năm 2019). Luật Chứng khoán năm 2019 được ban hành bao gồm 10 chương, 135 Điều với nhiều điểm nổi bật. Đặc biệt, Luật Chứng khoán năm 2019 đã có qui định riêng tại Mục 2, Chương 3 về quản trị công ty đại chúng. Theo đó đã luật hoá các qui định về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng tạo cơ sở pháp lý cao hơn cho việc thực thi các qui định này, năng cao tính minh bạch, chuyên nghiệp trong quản trị công ty của các công ty đại chúng.
2148 Một số góp ý về quy định liên quan đến tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo dự thảo Bộ luật lao động (sửa đổi) / Đoàn Công Yên // Khoa học pháp lý .- 2019 .- Số 9(130) .- Tr. 40 – 48 .- 340
Trong Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi, Chương XIII điều chỉnh tổ chức đại diện của người lao động tại doanh nghiệp. Trong bài viết này, tác giả phân tích một số quy định liên quan đến quyền tự do thành lập, gia nhập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp với mục tiêu đưa ra đề xuất nhằm góp phần bảo đảm thực thi quyền thành lập, gia nhập tổ chức đại diện của người lao động tại doanh nghiệp.
2149 Tái cơ cấu công ty chứng khoán theo Luật Chứng khoán năm 2019 / Mai Thị Lệ Thu // Tài chính - Kỳ 1 .- 2020 .- Số 724 .- Tr. 23 – 27 .- 342
Thời gian qua, mặc dù có sự gia tăng về các chỉ số tài chính nhưng qui mô của các công ty Chứng khoán Việt Nam còn khá khiêm tốn so với quy mô của thị trường. Thống kê cho thấy chỉ có hơn 10% số công ty Chứng khoán hoạt động trên thị trường có vốn điều lệ lớn hơn 500 tỷ đồng. Quy mô và năng lực tài chính hạn chế kéo theo nhiều hệ luỵ cản trở sự phát triển, tính an toàn và khả năng hội nhập của thị trường chứng khoán. Để các công ty chứng khoán đẩy nhanh tái cơ cấu theo Luật Chứng khoán năm 2019, cần tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp.
2150 Qui định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường Chứng khoán Việt Nam / Trần Thị Xuân Anh // Tài chính - Kỳ 1 .- 2020 .- Số 724 .- Tr. 28 – 31 .- 342
Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14( Luật Chứng khoán năm 2019) sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 với nhiều quy định mới quan trọng, kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy thị trường Chứng khoán Việt Nam phát triển bền vững trong tương lai. Một trong những điểm mới quan trọng đó là Luật Chứng khoán năm 2019 đã qui định cụ thể, chi tiết về những nội dung liên quan đến tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán. Điều này tạo ra khung pháp lý đồng bộ, cởi mở thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, tăng qui mô, thanh khoản cho thị trường chứng khoán, góp phần hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.