CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
2131 Luật chứng khoán số 54/2019/QH14: Kỳ vọng nâng tầm thị trường chứng khoán Việt Nam / Vụ Pháp Chế (Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước) // .- 2020 .- Số 724 .- Tr. 6 – 10 .- 340
Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2019, với nhiều điểm mới mang tính đột phá như: Nâng điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng; nâng cao chất lượng báo cáo tài chính; đổi mới cơ chế đăng ký doanh nghiệp; tăng cường minh bạch thông tin; thống nhất một sở giao dịch chứng khoán; trao thêm quyền cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước; tăng chế tài xử lý vi phạm... Với những sửa đổi, mang tính đột phá trên, Luật Chứng khoán được kỳ vọng sẽ góp phần nâng tầm thị trường chứng khoán Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay.
2132 Thực trạng pháp luật lao động về giải quyết vấn đề nhân sự khi mua bán, sáp nhập ngân hàng thương mại và một số kiến nghị / Hà Thị Hoa Phượng // Khoa học pháp lý .- 2019 .- Số 9(130) .- Tr. 105 – 113 .- 340
Trong bối cảnh hội nhập với các hoạt động mua bán, sáp nhập ngân hàng thương mại diễn ra sôi động thời gian qua, bài viết phân tích những vấn đề nhân sự mà các ngân hàng thương mại phải giải quyết trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành. Từ việc đánh giá những mặt đạt được cũng như còn tồn tại trong quá trình thực thi các quy định của pháp luật, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện cũng như nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định của pháp luật lao động và pháp luật liên quan.
2133 Một số vấn đề pháp lý cần hoàn thiện về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch / Nguyễn Nhật Khanh // Khoa học pháp lý .- 2020 .- Số 1(131) .- Tr. 18 – 29 .- 340
Nhằm bảo đảm hiệu quả của công tác đấu tranh, phòng chống các vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch thì xử phạt vi phạm hành chính được xem là một giải pháp hữu hiệu. Tuy nhiên, quy định pháp luật về xử phạt quy phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch vẫn còn tồn tại một số bất cập, từ đó gây ra nhiều khó khăn cho công tác xử phạt trong thực tiễn. Bài viết phân tích một số bất cập trong các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch và đề xuất giải pháp hoàn thiện.
2134 Pháp luật một số quốc gia về người bị buộc tội là người chưa thành niên và bài học đối với Việt Nam / Lê Huỳnh Tấn Duy // Khoa học pháp lý .- 2020 .- Số 1(131) .- Tr. 30 – 44 .- 340
Bài viết trình bày và phân tích những quy định nổi bật trong khung pháp lý điều chỉnh về người bị buộc tội là người chưa thành niên của bang Victoria (Úc), New Zealand và Đức. Đó là những quy định nhằm bảo vệ tính bí mật của quá trình tố tụng và về việc áp dụng biện pháp bảo lãnh của bang Victoria; về họp nhóm gia đình của Zew Zealand và hoà giải giữa nạn nhân với người bị buộc tội của Đức. Tác giả sau đó tiến hành so sánh với pháp luật Việt nam, tập trung vào luật tố tụng hình sự, dành cho người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi.
2135 Hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp hình sự và dẫn độ đối với các tội phạm tham nhũng / Đỗ Thị Phượng // Khoa học pháp lý .- 2020 .- Số 1(131) .- Tr. 53 – 63 .- 340
Bài viết tập trung vào việc phân tích những quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia và thực trạng thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp hình sự, dẫn độ đối với người phạm tội. Bên cạnh đó bài viết còn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tương tợ tư pháp hình sự và dẫn độ người phạm tội.
2136 Giới hạn nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật Việt Nam / Nguyễn Thị Kim Thoa // Khoa học pháp lý .- 2020 .- Số 1(131) .- Tr. 82 – 97 .- 340
Bài viết phân tích một số vấn đề pháp lý liên quan đến giới hạn của nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng theo quy định pháp luật Việt Nam, từ đó đưa ra một vài khuyến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này.
2137 Quyền tự do lập hội trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và những thách thức đặt ra cho Việt Nam / Ngô Thị Trang // Khoa học pháp lý .- 2019 .- Số 7(128) .- Tr. 76 – 84 .- 340
Trong số các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã và đang tham gia, CPTPP và EVFTA là hai hiệp định thương mại tự do “thế hệ mới” và nhiều nội dung cam kết mới về lao động, trong đó có cam kết về quyền tự do lập hội. Bài viết phân tích các quy định về quyền tự do lập hội trong Hiệp định đối tác toàn diện tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và chỉ ra những thách thức cho quá trình sửa đổi, bổ sung pháp luật của Việt Nam nhằm thực thi một cách thiện chí, có hiệu quả các hiệp định này.
2138 Nguyên tắc bảo mật trong trọng tài đầu tư quốc tế và bình luận về sự bảo mật trong các tranh chấp đầu tư của Việt Nam / Lê Thị Ánh Nguyệt // Khoa học pháp lý .- 2019 .- Số 7(128) .- Tr. 85 – 95 .- 340
Bàn về ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài nói chung và trọng tài đầu tư quốc tế nói riêng so với giải quyết tranh chấp bằng Toà án, các bên liên quan thường chú trọng đến tính chất bảo mật của phương thức này. Sự bảo mật thể hiện rõ nét nhất ở việc không công khai nội dung phán quyết trọng tài, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt nếu các bên tranh chấp đồng ý công khai nội dung phán quyết hoặc theo yêu cầu tố tụng khác đòi hỏi phải công khai phán quyết trọng tài. Bài viết nhằm phân tích tính bảo mật trong các điều ước quốc tế có ghi nhận phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đầu tư, phân tích sự bảo mật trong các tranh chấp đầu tư chống lại Việt Nam và bình luận.
2139 Bảo vệ môi trường biển khỏi ô nhiễm trong quá trình vận hành tàu thyền – pháp luật Hoa Kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Chung Lê Hồng Ân // Khoa học pháp lý .- 2019 .- Số 7(128) .- Tr. 107 – 116 .- 340
Hoa Kỳ và Việt Nam đều là quốc gia ven biển, thành viên của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra năm 1973 (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định thư 1978 (MARPOL)). Trong khi pháp luật Hoa Kỳ có những quy định tiến bộ và có khả năng áp dụng trên thực tế cao thì các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến vấn đề này vẫn còn nhiều bất cập cần hoàn thiện. Trên nền tảng phân tích những điểm tiến bộ của pháp luật Hoa Kỳ và so sánh với pháp luật Việt Nam, bài viết sẽ đưa ra những bình luận cũng như giải pháp sửa đổi, bổ sung cho pháp luật Việt Nam.
2140 Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật công chức / Phan Lê Hoàng Toàn // Khoa học pháp lý .- 2019 .- Số 8(129) .- Tr. 18 – 26 .- 340
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại là vấn đề liên quan đến tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Ở lĩnh vực nào, khiếu nại và giải quyết khiếu nại cũng đều quan trọng và cần phải được thực hiện một cách đúng đắn, nghiêm minh. Bài viết phân tích các quy định của Luật Khiếu nại năm 2011 về thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật công chức, từ đó đề xuất kiến nghị hoàn thiện.