CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
2151 Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động / Đinh Thị Chiến // Khoa học pháp lý .- 2019 .- .- Số 9(130) .- Tr. 49 – 60 .- 340

Luật lao động truyền thống có xu hướng bảo vệ an ninh công việc cho người lao động nên hạn chế quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động. Ngày nay, sự phát triển của công nghệ và xu thế toàn cầu hoá đã đặt ra nhu cầu xem xét lại vấn đề này để bảo đảm năng lực cạnh tranh của người sử dụng lao động. Trên cơ sở cân nhắc giữa vấn đề an ninh việc làm, thu nhập của người lao động và nhu cầu linh hoạt của người sử dụng lao động, tác giả đưa ra một số ý kiến đối với các quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động trong Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi)

2152 Hoàn thiện quy định của pháp luật về biện pháp khắc phục hậu quả “ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu” / Trương Tư Phước // Khoa học pháp lý .- 2019 .- Số 7(128) .- Tr. 17 – 25 .- 340

“Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu” là một biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng phổ biến trong xử phạt vi phạm hành chính. Thế nhưng, các quy định pháp luật hiện nay về biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu vẫn bộc lộ một số hạn chế nhất định. Bài viết phân tích những hạn chế, bất cập trong quy định pháp luật về biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu và đề xuất giải pháp hoàn thiện.

2153 Thời hạn, thời hiệu trong chế định kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam / Lương Minh Sơn // Khoa học pháp lý .- 2019 .- Số 7(128) .- Tr. 37 – 50 .- 340

Thời hạn và thời hiệu kỷ luật lao động (KLLĐ) là những quy định quan trọng của pháp luật lao động Việt Nam nhằm xây dựng mối quan hệ lao động (QHLĐ) hài hoà, ổn định. Bởi lẻ, một mặt, thời hạn và thời hiệu KLLĐ giúp người sử dụng lao động (NSDLĐ) thực hiện quyền quản lý la động, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh kịp thời, chính xác. Mặc khác, thời hạn và thời hiệu KLLĐ giúp điều chỉnh hành vi của người lao động (NLĐ) cho đúng chuẩn mực, đồng thời đó cũng là biện pháp hạn chế lạm dụng của NSDLĐ trong việc áp dụng tránh nhiệm KLLĐ.

2154 Bất cập trong các quy định pháp luật liên quan đến sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ của khách du lịch / Cao Vũ Minh // Khoa học pháp lý .- 2019 .- Số 7(128) .- Tr. 3 – 16 .- 340

So với nhiều nước trên thế giới, du lịch mạo hiểm ở Việt Nam xuất hiện khá muộn. Tuy nhiên, Việt Nam lại sở hữu nhiều tiềm năng để phát triển du lịch mạo hiểm. Để tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý tốt hơn loại hình du lịch này, Quốc hội đã ban hành Luật Du lịch năm 2017, trong đó quy định về sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ của khách du lịch. Bài viết phân tích những quy định pháp luật liên quan đến sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ của khách du lịch.

2155 Những thay đổi chính trong hệ thống phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố của Việt Nam / Mai Phan // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2020 .- Số 12(549) .- Tr. 28-31 .- 340

Bài viết điểm lại một số thay đổi chính trong hệ thống văn bản pháp luật PVRT&TTKB của Việt Nam kể từ sau vòng đánh giá đa phương của Nhóm châu Á - Thái Bình Dương (APG) tháng 11/2008 đến nay.

2156 Luật Thuế thu nhập cá nhân: Một số bất cập và kiến nghị / Nguyễn Vinh Hưng // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2020 .- Số 4(Tập 62) .- Tr.28-30 .- 340

Trình bày sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng tại Việt Nam hiện nay đã tác động và ảnh hưởng rất lớn đến Luật Thuế thu nhập cá nhân (TTNCN). Trong đó, quy định về mức giảm trừ gia cảnh của Luật đang tồn tại khá nhiều vấn đề, cần được nghiên cứu, sửa đổi kịp thời nhằm đưa các quy định này phù hợp hơn với hoàn cảnh thực tiễn.

2157 Quy định về sở hữu trí tuệ trong CPTPP và những tác động đến chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo / Phan Quốc Nguyên // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2020 .- Số 6(735) .- Tr.14-16 .- 340

Trình bày quy định về sở hữu trí tuệ (SHTT) trong Hiệp định toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) không chỉ đem đến cơ hội mà còn đặt ra một số thách thức trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển giao công nghệ (CGCN) ở các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

2158 Quy định về đánh giá tác động môi trường trong Luật Bảo vệ môi trường 2014 / Nguyễn Hữu Phúc // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 11 (337) .- Tr. 25 - 27 .- 340

Phân tích, chỉ ra những khó khăn, bất cập cụ thể và đề xuất sửa đổi một số nội dung trong Luật Bảo vệ môi trường nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho hoạt động đánh giá, thẩm định báo cáo tác động môi trường trong các dự án đầu tư trong thời gian tới.

2159 Đấu giá quyền khai thác khoáng sản: Quy đinh mới từ Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 22/2012/NĐ-CP / Đặng Trần Hiếu // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 11 (337) .- Tr. 56 - 57 .- 340

Trình bày những đòi hỏi từ thực tiễn cuộc sống về quyền khai thác khoáng sản và nội dung cơ bản của Dự thảo Nghị định số 22/2012/NĐ-CP.

2160 Những đặc trưng cơ bản của Hiến pháp Ấn Độ / Lê Thị Hằng Nga, Hà Lê Huyền // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2020 .- Số 5 (90) .- Tr. 1 - 10 .- 340

Phân tích những đặc trưng cơ bản của Hiến pháp Ấn Độ như: chủ quyền cai trị của nhân dân, chính quyền đại nghị, quyền cơ bản và nguyên tắc chỉ đạo, chủ nghĩa thế tục, sự thống nhất và chế độ liên bang, tư pháp độc lập, tính linh hoạt.