CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
2101 Thẩm quyền quyết định của toà án trong giải quyết vụ án lao động / Trần Minh Tiến // Nghề luật .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 17 – 21 .- 340
Trình bày yêu cầu khởi kiện tại phiên toà sơ thẩm là một trong những công việc quan trọng của luật sư khi tham gia giải quyết vụ án lao động. Thực hiện kỹ năng này đòi hỏi luật sư cần phải có kiến thức pháp lý và cẩn trọng để yêu cầu khởi kiện được trình bày tại phiên toà không vượt quá giới hạn phạm vi khởi kiện ban đầu. Thực tiễn giải quyết các vụ án lao động tại phiên toà cho thấy đây là vấn đề pháp lý quan trọng mà hiện nay có nhiều bản án, ở các toà án hoặc các cấp toà án có những quan điểm, ý kiến khác nhau, quyết định khác nhau nên luật sư gặp nhiều khó khăn khi tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
2102 Bình luận án: Xác định đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính / Lê Thu Thảo // .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 51 – 56 .- 340
Xác định đối tượng khởi kiện là bước đầu tiên và quan trọng trong việc giải quyết một vụ án hành chính. Việc nhận diện một quyết định hành chính, hành vi hành chính là đối tượng khởi kiện hay không phải đảm bảo tuân theo các quy định pháp luật của Luật tố tụng hành chính. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết vụ án hành chính cho thấy, vẫn còn tồn tại tình trạng lúng túng, sai sót trong áp dụng pháp luật luật tố tụng hành chính, làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người khởi kiện. Trong bài viết này, tác giả bình luận về việc xác định đối tượng khởi kiện hành chính, qua vụ việc cụ thể nhằm góp phần rút ra được một số kinh nghiệm khi tham gia, giải quyết vụ án hành chính.
2103 Quy định của CPTPP về cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước tiếp nhận đầu tư / Nguyễn Bá Bình, Nguyễn Mai Linh // Luật học .- 2020 .- Số 1 .- Tr. 3 – 12 .- 340
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới quan trọng và có sức ảnh hưởng lớn trên thế giới. Về lĩnh vực đầu tư, CPTPP và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVIPA) là hai hiệp định được Việt Nam kí kết trong thời gian gần đây với những cam kết rất cao so với các hiệp định đã kí khác. Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước tiếp nhận đầu tư (ISDS) là nội dung rất được quan tâm khi xem xét vấn đề đầu tư nước ngoài trong các hiệp định thương mại tự do và hiệp định đầu tư, trong đó CPTPP cũng không phải là ngoại lệ. Bài viết này phân tích các nội dung cơ bản của cơ chế ISDS trong CPTPP, bao gồm các bên tranh chấp, phạm vi giải quyết tranh chấp, nhất là về các phương thức và thủ tục giải quyết tranh chấp, trong đó có sự so sánh với cơ chế ISDS của EVIPA.
2104 Tự chứng nhận xuất xứ hàng hoá trong CPTP: Những khó khăn đặt ra đối với Việt Nam / Nguyễn Thuỳ Dương // Luật học .- 2020 .- Số 1 .- Tr. 13 – 27 .- 340
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương là một trong những thoả thuận thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên mà Việt Nam kí kết sử dụng hình thức tự chứng nhận xuất xứ hàng hoá. Các quy định về hình thức tự chứng nhận xuất xứ hàng hoá của CPTPP được đánh giá là hiện đại, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghệp, thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hoá giữa các quốc gia thành viên. Tuy nhiên hình thức này vẫn còn khá mới mẻ đối với Việt Nam khi các doanh nghiệp và các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam hiện nay chỉ quen thuộc với hình thức cấp giấy chứng nhận xuất xứ truyền thống. Bài viết phân tích các quy định, làm rõ những yêu cầu của CPTPP về tự chứng nhận xuất xứ hàng hoá, đồng thời chỉ ra những khó khăn, thách thức đối với Chính chủ và danh ghiệp Việt Nam khi thực hiện triển khai hệ thống này.
2105 Vướng mắc trong thực tiễn xét xử vụ, việc dân sự có đương sự bị mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi / Trần Thị Hoa // Nghề luật .- 2020 .- Số 7 .- Tr. 3 – 6 .- 340
Chủ thể là cá nhân khi tham gia giao dịch dân sự phải có năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch được xác lập là một trong những điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật. Vì một lý do nào đó, khi chủ thể tham gia giao dịch không đủ điều kiện về năng lực hành vi dân sự thì các giao dịch muốn xác lập phải được thực hiện thông qua người đại diện giám hộ. Để thực hiện được giao dịch, đảm bảo quyền và lợi ích hợp ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch, đòi hỏi chủ thể tham gia giao dịch phải thực hiện thủ tục tố tụng tại Toà án yêu cầu tuyên bố chủ thể tham gia giao dịch bị mất, hạn chế hoặc có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử còn có nhiều vướng mắc trong áp dụng pháp luật đối với các trường hợp không có sự thiện chí, hợp tác với toà án làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác khi tham gia giao dịch dân sự.
2106 Một số bất cập trong quy định pháp luật về đăng ký thành lập hộ kinh doanh và giải pháp hoàn thiện / Nguyễn Thanh Lý // Nghề luật .- 2020 .- Số 7 .- Tr. 19 – 25 .- 340
Với tư cách là một chủ thể kinh doanh quan trọng, chiếm số lượng lớn trong hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh cần được pháp luật khẳng định rõ vị trí pháp lý và quy định cụ thể các vấn đề về đăng ký thành lập, cũng như tổ chức, hoạt động của nó. Bài viết này phân tích vai trò, vị trí của hộ kinh doanh trong hệ thống pháp luật thương mại, đồng thời chỉ ra một số bất cập trong các quy định pháp luật về đăng ký thành lập hộ kinh doanh, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hộ kinh doanh ở Việt Nam hiện nay.
2107 Một số kiến nghị nhằm bổ sung hoàn thiện Luật điện ảnh: Nhìn từ góc độ khai thác điện ảnh để thúc đẩy phát triển du lịch và quảng bá hình ảnh đất nước / Phạm Ngọc Phương Thuỷ // Nghề luật .- 2020 .- Số 7 .- Tr. 26 – 28 .- 340
Sau gần 14 năm (2006 – 2020) thi hành, Luật điện ảnh Việt Nam đã tạo được một khuôn khổ pháp lý, hỗ trợ và đem lại nhiều bước tiến cho công cuộc “ khai thác điện ảnh để thúc đẩy du lịch và quảng bá hình ảnh đất nước”. Tuy nhiên nội dung một số điều luật liên quan vẫn còn tồn tại nhiều điểm hạn chế và chưa phù hợp với thực tế xã hội. Bài viết này phân tích, đánh giá một số bất cập trong quy định của pháp luật điện ảnh hiện hành, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật điện ảnh phù hợp với thực tiễn xã hội và hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay.
2108 Địa vị pháp lý của người chuyển đổi giới tính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình / Lê Thu Trang // Nghề luật .- 2020 .- Số 7 .- Tr. 29 – 35 .- 340
Bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017 lần đầu tiên thừa nhận việc chuyển đổi giới tính của cá nhân tại Điều 37. Đây là sự thay đổi mang tính đột phá trong việc ghi nhận và bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân nói riêng, quyền con người nói chung. Chuyển đổi giới tính là quy định mới và còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết để có thể áp dụng một cách hiệu quả trên thực tiễn. Trên cơ sở khái quát chung về chuyển đổi giới tính, bài viết hướng tới việc trao đổi về địa vị pháp lý của người chuyển đổi giới tính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình và đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật điều chỉnh cho vấn đề này.
2109 Tranh chấp hành chính và cơ chế pháp lý về giải quyết tranh chấp hành chính trong doanh nghiệp nhà nước / Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Sơn Hải // Nghề luật .- 2020 .- Số 7 .- Tr. 46 – 51 .- 340
Bài viết tập trung vào việc phân tích, đánh giá các quan niệm, quy định khác nhau về tranh chấp hành chính. Trên cơ sở đó, đề xuất sự cần thiết phải quan niệm mở rộng về hình thức biểu hiện của tranh chấp hành chính để nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp hành chính nói chung và giải quyết tranh chấp hành chính trong doanh nghiệp nhà nước nói riêng ở Việt Nam.
2110 Quyền khiếu kiện trong lĩnh vực thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư – Thực trạng và hướng hoàn thiện / Nguyễn Thành Phương // Nghề luật .- 2020 .- Số 7 .- Tr. 56 – 64 .- 340
Có thể nhận định Luật tố tụng hành chính năm 2015 không chỉ điều chỉnh trình tự, thủ tục để giải quyết một vụ án hành chính mà ghi nhận cả quyền khởi kiện hành chính với mục đích tạo ra giá trị pháp lý đủ sức nhằm bảo vệ cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trước quyết định hành chính, hành vi hành chính bất hợp pháp. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng gặp không ít khó khăn bất cập. Từ đó, nội dung bài viết tập trung phân tích những bất cập tồn tại trong Luật tố tụng hành chính năm 2015 và đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại tại Toà án.