CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
1791 Về phương pháp dạy học đại học trong thời kì cách mạng công nghệp 4.0 tại Trường Đại học Duy Tân / Nguyễn Thị Thuận, Lương Thị Bích Ngân, Nguyễn Thị Kim Tiến // Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân .- 2020 .- Số 3(40) .- Tr. 80-85 .- 371.1
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra từ đầu thế kỷ 21 là cách mạng dựa trên nền tảng công nghệ số, nhằm xây dựng thế giới siêu kết nối và tích hợp công nghệ thông minh. Đây là cuộc cách mạng tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực và khía cạnh trong đời sống xã hội, trong đó có giáo dục - đào tạo. Chính vì vậy, việc nhấn mạnh yêu cầu xã hội và bước đầu nhìn nhận đúng đắn về cách mạng số tại Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức của giảng viên và sinh viên về giáo dục thời đại mới là một yêu cầu cần thiết, đảm bảo quyền tiếp cận và trao đổi tri thức gắn liền với điều kiện xã hội, cũng như kết nối có hiệu quả mối quan hệ 3 bên: sinh viên - giảng viên - doanh nghiệp. Xây dựng một hệ sinh thái giáo dục linh hoạt, rộng mở trên nền tảng bài giảng của giảng viên, tất yếu dẫn đến cải cách phương pháp giảng dạy- cơ sở truyền đạt của giảng viên với sinh viên.
1792 Quyền, nghiã vụ của người khía nại, người bị khiếu nại theo luật khiếu nại năm 2011 / Bùi Thị Đào // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 2 (426) .- Tr. 32-37 .- 340
Theo Luật Khiếu nại năm 2011, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị người có thẩm quyền xem xét lại tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính; cán bộ, công chức có quyền đề nghị người có thẩm quyền xem xét lại tính hợp pháp của quyết định kỷ luật khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Việc khiếu nại của cơ quan, tổ chức, cá nhân, cán bộ, công chức (gọi chung là người khiếu nại) sẽ làm phát sinh các quan hệ pháp luật giữa người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại với người khiếu nại, người có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại (gọi chung là người bị khiếu nại). Trong các quan hệ đó, mỗi bên đều có những quyền, nghĩa vụ nhất định. Trong phạm vi bài viết này, tác giả bàn về quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại trong giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính và trong giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, đồng thời có so sánh với quyền, nghĩa vụ của người khởi kiện, người bị kiện trong vụ án hành chính.
1793 Nghiên cứu về thực hiện các chính sách cho dân tộc thiểu số ở Singapore / Phan Thị Nhật Tài, Nguyễn Thị Thu Na, Nguyễn Lê Hà Thanh Na // Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân .- 2020 .- Số 3(40) .- Tr. 104-112 .- 340
Singapore được xem là một trong bốn con rồng Châu Á. Người dân Singapore được hưởng một môi trường kinh tế mở cửa đa dạng, lành mạnh, thu nhập bình quân đầu người vào hàng cao nhất thế giới. Tăng trưởng dân số và GDP ở Singapore cao trung bình 9,2% trong suốt 25 năm đầu tiên sau độc lập. Năm 2019, Singapore có tổng số dân là 5.804.337 và tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người ở Singapore 65.233 đô la Mỹ[1]. Đạt được điều đó, không thể không kể đến chính sách pháp luật hiệu quả, tính hợp lý trong chính sách về dân tộc thiểu số ở Singapore, và những nội dung này sẽ được tác giả trình bày trong bài viết.
1794 Quy định của Bộ luật hình sự về dấu hiệu định tội đối với tội nhận hối lộ / Đào Phương Thanh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 2 (426) .- Tr. 38-43 .- 340
Bài viết phân tích những điểm mới trong quy định Bộ luật Hình sự năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2017 (BLHS năm 2015) về dấu hiệu định tội của tội nhận hối lộ. Bài viết cũng chỉ ra những hạn chế, bất cập và đề xuất giải pháp khắc phục hạn chế, bấp cập trong quy định của BLHS năm 2015 về vấn đề này.
1795 Quy định của pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê bất động sản và một số kiến nghị hoàn thiện / Trịnh Tuấn Anh, Lê Khánh Tâm // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Tr. 44 - 49 .- 340
Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 đã dành một điều quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê bất động sản của các bên. Quy định này đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy hoạt động đầu tư, minh bạch hóa thị trường kinh doanh bất động sản gắn liền với đảm bảo lợi ích hợp pháp và chính đáng của nhà đầu tư. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê bất động sản vẫn còn tồn tại một số bất cập cần hoàn thiện.
1796 Pháp luật tố tụng hình sự Đức về biện pháp tạm giam và kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Phương Thảo // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 2 (426) .- Tr. 50 - 58 .- 340
Bài viết so sánh một số quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức về biện pháp tạm giam được áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự; qua đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.
1797 Pháp quyền và chủ nghĩa Hiến pháp / Nguyễn Dăng Dung, Vũ Thành Cự // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 3+4 (427+428) .- Tr. 5 - 11 .- 340
Những năm gần đây, trên các diễn đàn khoa học, chủ nghĩa hiến pháp/chủ nghĩa hợp hiến được bàn luận nhiều, nhưng thực ra chủ nghĩa này có mối quan hệ mật thiết với pháp quyền. Trong bài viết này, các tác giả phân tích mối quan hệ khăng khít giữa nhà nước pháp quyền và chủ nghĩa hiến pháp/chủ nghĩa hợp hiến.
1798 Kinh tế chia sẻ và quyền tự do kinh doanh / Chu Thị Hoa // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 3+4 (427+428) .- Tr. 12 - 19 .- 340
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 dẫn đến sự ra đời của những ngành nghề kinh doanh mới dựa trên nền tảng kỹ thuật số theo mô hình kinh tế chia sẻ. Đây là những ngành nghề kinh doanh được đánh giá là có nhiều tiềm năng để phát triển tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, các doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề mới này còn gặp phải nhiều khó khăn do sự hạn chế, bất cập của khung pháp lý hiện hành. Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày, phân tích việc hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh trong mô hình kinh tế chia sẻ, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển mô hình này ở Việt Nam.
1799 Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến hoạt động lập pháp / Trương Hồ Hải, Đặng Viết Đạt // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 3+4 (427+428) .- Tr. 20 - 25 .- 340
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thức tư (the Fourth Industrial Revolution) đã và đang tác động đến mọi khía cạnh của đời sống xã hội; trong đó, có những tác động tích cực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, nhưng cũng có những tác động tiêu cực cản trở sự phát triển bền vững của đất nước. Vì thế, Việt Nam cần phải chủ động, tích cực đổi mới hoạt động lập pháp nhằm đáp ứng yêu cầu quản trị nhà nước; trong đó, cần đổi mới tư duy lập pháp, phương thức lập pháp và tiếp tục hoàn thiện các nội dung pháp luật phù hợp với yêu cầu mới hiện nay.
1800 Bảo đảm quyền bình đẳng của bị cáo trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay / Võ Quốc Tuấn // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 3+4 (427+428) .- Tr. 26 - 31 .- 340
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định người bào chữa và người tham gia tố tụng khác đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Trong phạm vi bài viết này, tác giả đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm bảo đảm quyền bình đẳng của bị cáo trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án nhân dân.