CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
1771 Vụ VNG kiện Tiktok: Kinh nghiệm cho Việt Nam từ cơ chế “safe harbor” của Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và New Zealand / Nguyễn Lương Sỹ, Nguyễn Thị Lan Anh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 3+4 (427+428) .- Tr. 109 - 116 .- 340

Vụ việc VNG Corporation khởi kiện TikTok đã đặt ra thách thức pháp lý cho hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam. Nhiều quốc gia đã xây dựng cơ chế miễn trách nhiệm dành cho các nhà cung cấp dịch vụ trung gian đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả của bên thứ ba. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích cơ chế miễn trách nhiệm ở Hoa Kỳ, EU và New Zealand; đồng thời, so sánh với pháp luật Việt Nam hiện hành để đưa ra một vài nhận định cơ bản về vụ kiện giữa VNG và TikTok.

1772 Quản lý, sử dụng tài sản công ở cấp chính quyền địa phương trong chế độ sở hữu toàn dân ở Việt Nam / Trần Thị Quang Hồng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 3+4 (427+428) .- Tr. 117 - 124 .- 340

Tài sản thuộc sở hữu toàn dân chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản quốc gia ở Việt Nam. Vì vậy, thực thi hiệu quả chế độ sở hữu toàn dân ở Việt Nam là yêu cầu cốt lõi để bảo vệ và phát huy giá trị của các nguồn lực của quốc gia, đảm bảo phúc lợi xã hội cơ bản cho người dân, đảm bảo hạ tầng cho hoạt động kinh tế và từ đó, thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung trình bày, phân tích vấn đề pháp lý về quản lý và sử dụng tài sản công ở cấp chính quyền địa phương nhằm góp phần hoàn thiện chế độ pháp lý về sở hữu toàn dân nói chung ở Việt Nam.

1773 Khiếu nại, tố cáo trong bầu cử đại biểu quốc hội và địa biểu hội đồng nhân dân các cấp / Nguyễn Ngọc Bích // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 5 (429) .- .- 340

Bầu cử, khiếu nại, tố cáo là những quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp quy định. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về khiếu nại, tố cáo trong bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và đề xuất kiến nghị nhằm bảo đảm tính khả thi của các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo trong bầu cử.

1774 Hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến công tác thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế / Trần Văn Dũng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 5 (429) .- Tr. 8 - 17 .- 340

Bài viết trình bày, đánh giá các quy định của pháp luật liên quan đến công tác thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế, trong đó chủ yếu tập trung phân tích các hạn chế, bất cập trên thực tế và đề xuất các kiến nghị hoàn thiện.

1775 Hiệu lực của thỏa thuận bồi thường thiệt hại ước tính / Trương Nhật Quang // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 5 (429) .- Tr. 18 - 30 .- 340

Thoả thuận bồi thường thiệt hại ước tính là một biện pháp được áp dụng trong thực tiễn các giao dịch thương mại nhằm xử lý các vi phạm theo hợp đồng và/hoặc để phân bố rủi ro theo ý định thương mại giữa các bên. Dù vậy,theo pháp luật Việt Nam, cũng như trong thực tiễn xét xử của tòa án, hiệu lực của thỏa thuận này chưa được công nhận một cách rõ ràng. Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày thực tiễn về thỏa thuận bồi thường thiệt hại ước tính trong một số loại hợp đồng thương mại, về các quy định của pháp luật và định hướng xét xử trong hai quyết định gần đây của Tòa án nhân dân tối cao. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị về cách tiếp cận đánh giá tính hiệu lực của thỏa thuận bồi thường thiệt hại ước tính.

1776 Xác định giá trị thương hiệu của tổ chức tín dụng trong quá trình tái cơ cấu / Nguyễn Ngọc Yến // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 5 (429) .- Tr. 31 - 37 .- 340

Thương hiệu là một loại tài sản quan trọng trong cơ cấu tài sản của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên các cơ sở pháp lý thừa nhận sự tồn tại của tài sản này hiện nay vẫn chưa rõ ràng, gây khó khăn cho việc xác định đúng, đủ giá trị thương hiệu của tổ chức tín dụng. Trong bối cảnh tương lai, khi hoạt động tái cơ cấu các tổ chức tín dụng diễn ra một cách sôi nổi, chủ động dưới các hình thức mua lại, sáp nhập, hợp nhất… những khó khăn trong việc xác định giá trị thương hiệu, xuất phát từ góc độ pháp lý cho tới thực tiễn thực hiện sã tạo nên những trở ngại lớn cho các bên khi tham gia giao dịch.

1777 Một số vấn đề hòa giải tranh chấp đất đai tại Việt Nam / Lương Thị Bích Ngân // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 5 (429) .- Tr. 38 - 41 .- 340

Tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Xuất phát từ tính giá trị và tính lịch sử lâu dài của quyền sử dụng đất, những tranh chấp liên quan đều rất phức tạp và thường phải giải quyết bằng việc kết hợp nhiều phương thức khác nhau (bao gồm cả thỏa thuận và chấp hành). Trong đó, hòa giải được xem là phương pháp ôn hòa đặt ý chí các chủ thể trong tranh chấp là trọng tâm nhằm hạn chế một cách tối đa những thiệt haih có thể xảy ra trên thực tế. Bài viết phân tích các hình thức hòa giải tranh chấp đất đai và đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng phương thức này trong giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay.

1778 Hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu / Lương Thị Bích Ngân // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 5 (429) .- Tr. 42 - 46 .- 340

Xử phạt vi phạm hành chính được xem là một giải pháp hữu hiệu trong đấu tranh, phòng chống vi phạm hành chính. Tuy nhiên, quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu vẫn còn tồn tại bất cập, gây khó khăn cho công tác xử phạt trong thực tiễn. Bài viết phân tích một số bất cập trong các quy định của phát luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buốn bán thuốc lá điếu nhập lậu và đề xuất giải pháp hoàn thiện.

1779 Thông tin trong giao kết hợp đồng lao động: Một góc nhìn từ Cộng hòa Liên bang Đức / Lê Nguyễn Gia Thiện // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 5 (429) .- Tr. 47 - 52 .- 340

Ở Cộng hòa liên bang Đức, vấn đề thông tin trong giao kết hợp đồng lao động được dự liệu theo hướng chặt chẽ và nhân văn. Mặc dù người sử dụng lao động được quyền thu thập các thông tin về khả năng thực hiện công việc của người lao động như xem các giấy tờ có liên quan, phỏng vấn hay khảo thí năng lực làm việc của người lao động, người lao động vẫn là bên yếu thế hơn và do đó cần được pháp luật bảo vệ một cách hữu hiệu.

1780 Pháp luật về điện toán đám mây trong thương mại điện tử ở một số quốc gia và Việt Nam / Nguyễn Mai Linh, Ngô Thị Hương Giang, Nguyễn Quý Cảnh, Nguyễn Phương Anh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 5 (429) .- Tr. 53 - 59 .- 340

Cùng với sự phát triển của Internet, điện toán đám mây (cloud computing) ngày càng khẳng định vị trí của mình trong việc cung cấp cho người dùng một khoảng không gian mạng để lưu trữ dữ liệu cá nhân. Bên cạnh những lợi ích mà điện toán đám mây mang lại, còn tồn tại nhiều vấn đề pháp lý bất cập liên quan đến việc đảm bảo an toàn dữ liệu cá nhân và vấn đề của các cơ quan có thẩm quyền có quyền can thiệp, truy cập, kiểm soát các hoạt động liên quan đến dữ liệu. Bài viết này sẽ phân tích các quy định của pháp luật điều chỉnh đến điện toán đám mây trong thương mại điện tử ở một số quốc gia như Hoa Kỳ, Trung Quốc và từ đó có một số gợi mở đối với Việt Nam theo quy định pháp luật về thương mại điện tử và Luật an ninh mạng 2018.