CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
1801 Một góc nhìn về thực tiễn phản biện xã hội tại Việt Nam hiện nay / Lê Thị Thiều Hoa // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 3+4 (427+428) .- Tr. 32 - 38 .- 340

Ở nước ta hiện nay, phản biện xã hội được xem là công cụ, kênh thông tin quan trọng và không thể thiếu trong phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích, đánh giá một số vấn đề thực tiễn phản biện xã hội tại Việt Nam và đưua ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này trong thời gian tới.

1802 Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của WTO và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam sau 26 năm phát triển / Nguyễn Mai Linh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 3+4 (427+428) .- Tr. 39 - 47 .- 340

Sau 26 năm hình thành và phát triển, cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của Tổ chức Thương mại thế giới (Word Trade Orgnaization – WTO) đã đạt được nhiều thành công. Bên cạnh đó, thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại của WTO đã đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi WTO cần sớm hoàn thiện cơ chế này.

1803 Tiếp tục hoàn thiện Luật kinh doanh bảo hiểm / Phan Phương Nam // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 3+4 (427+428) .- Tr. 48 - 51 .- 340

Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2019 đã lần lượt được Quốc hội thông qua và có những tác động tích cực vào cuộc sống, góp phần quan trọng cho quá trình phát triển của hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng như bảo vệ hợp lý quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia vào hoạt động này. Tuy nhiên, một số quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm (Luật KDBH) vẫn còn bất cập cần được tiếp tục hoàn thiện.

1804 Thực hiện chính sách, pháp luật liên kết vùng trong phát triển du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ / Bùi Thị Quỳnh Thơ // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 3+4 (427+428) .- Tr. 52 - 60 .- 340

Liên kết vùng là một trong những giải pháp phát triển du lịch tiết kiệm nhưng hiệu quả khi mà biên giới du lịch giữa các địa phương đã không còn hiện hữu, thay vào đó là một điểm đến chung thống nhất với sự đa dạng sản phẩm dựa trên lợi thế riêng biệt vùng miền. Thông qua khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về liên kết vùng trong phát triển bền vững du lịch tại các tỉnh Bắc Miền Trung từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, tác giả đánh giá việc thực hiện chính sách pháp luật về liên kết vùng trong phát triển du lịch và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện.

1805 Những nội dung về xử phạt người chưa thành niên vi phạm hành chính cần được quy định chi tiết / Cao Vũ Minh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 3+4 (427+428) .- Tr. 61 - 66 .- 340

Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2020, người chưa thành niên vi phạm hành chính sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, việc xử phạt người chưa thành niên vi phạm hành chính chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày, phân tích các nội dung về xử phạt người chưa thành niên vi phạm hành chính cần được quy định chi tiết.

1806 Về người bị buộc tội theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015 / Ngô Văn Vịnh, Hồ Việt Phương // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 3+4 (427+428) .- Tr. 67 - 73 .- 340

Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày, phân tích làm rõ khái niệm về người bị buộc tội, một số quyền của người bị buộc tội, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và vướng mắc trong quy định về quyền của người bị buộc tội trong Bộ luật Tố tụng hình sự (TTHS) năm 2015;trên cơ sở đó, kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định của Bộ luật TTHS năm 2015 cho phù hợp.

1807 Chế định bảo lĩnh trong tố tụng hình sự và hướng hoàn thiện / Nguyễn Thị Thu Hằng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 3+4 (427+428) .- Tr. 74 - 79 .- 340

Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày, phân tích các vấn đề pháp lý quan trọng về chế định bảo lĩnh trong tố tụng hình sự, bao gồm: (i) Căn cứ áp dụng biện pháp bảo lĩnh; (ii) Nghĩa vụ cam đoan của bị can, bị cáo và điều kiện nhận bảo lĩnh của cá nhân, cơ quan, tổ chức; (iii) Trách nhiệm pháp lý của các chủ thể; (iv) Thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo lĩnh; (v) Thủ tục áp dụng bảo lĩnh và các trường hợp huỷ bỏ áp dụng bảo lĩnh. Thông qua đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự về chế định bảo lĩnh.

1808 Định mức việc thi hành án dân sự đối với chấp hành viên / Nguyễn Văn Nghĩa, Hoàng Thị Thanh Hoa // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 3+4 (427+428) .- Tr. 80 - 85 .- 340

Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày, phân tích các vấn đề pháp lý quan trọng về chế định bảo lĩnh trong tố tụng hình sự, bao gồm: (i) Căn cứ áp dụng biện pháp bảo lĩnh; (ii) Nghĩa vụ cam đoan của bị can, bị cáo và điều kiện nhận bảo lĩnh của cá nhân, cơ quan, tổ chức; (iii) Trách nhiệm pháp lý của các chủ thể; (iv) Thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo lĩnh; (v) Thủ tục áp dụng bảo lĩnh và các trường hợp huỷ bỏ áp dụng bảo lĩnh. Thông qua đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự về chế định bảo lĩnh.

1809 Hoàn thiện pháp luật về chuyển nhượng dự án bất động sản / Nguyễn Văn Nghĩa, Hoàng Thị Thanh Hoa // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 3+4 (427+428) .- Tr. 80 - 85 .- 340

Trải qua hơn 5 năm thực hiện Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS)[1], thị trường BĐS đã có những khởi sắc và biến chuyển đáng kể, đặc biệt là hoạt động chuyển nhượng dự án BĐS diễn ra mạnh mẽ. Các dự án bị “trùm mền” được chuyển giao lại cho các chủ đầu tư có năng lực tiếp tục thực hiện bằng hoạt động chuyển nhượng dự án, đảm bảo sự phục hồi và phát triển của thị trường BĐS Việt Nam giai đoạn 2015-2020. Tuy nhiên, pháp luật về chuyển nhượng dự án BĐS vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập, tạo nên rào cản cho hoạt động này, đồng thời chưa cân bằng được lợi ích của các bên. Với vai trò là một nội dung chính của Luật Kinh doanh BĐS và chi phối, tác động trực tiếp đến hoạt động chuyển nhượng dự án BĐS, các quy định của Luật Kinh doanh BĐS và pháp luật có liên quan về chuyển nhượng dự án BĐS cần được tiếp tục đánh giá và hoàn thiện hơn trong bối cảnh mới, tạo nên một khung pháp lý hoàn chỉnh, mang lại hiệu quả và đóng góp vào sự phục hồi, phát triển của thị trường, của nền kinh tế.

1810 Hoàn thiện pháp lý về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước / Đinh Văn Linh // .- 2021 .- Số 749 .- Tr. 20-22 .- 340

Bài viết nghiên cứu các quy định về phân cấp quản lý ngân sách và nhận diện những vấn đề còn tồn tại, vướng mắc, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hàng lang pháp lý về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trong thời gian tới.