CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
1621 Bàn về hoạt động pháp điển hóa hệ thống quy phạm pháp luật ở Việt Nam / Nguyễn Hoài Anh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 755 .- Tr.213 - 215 .- 340

Nhằm xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ, công khai, minh bạch, giúp người dân dễ tiếp cận, Nhà nước Việt Nam đã có chủ trương thực hiện hoạt động pháp điển hóa hệ thống quy phạm pháp luật và ban hành những quy định cụ thể nhằm đem lại hiệu quả cao cho hoạt động này. Bài viết đánh giá những thành tựu, vấn đề còn tồn tại, hạn chế của hoạt động pháp điển hóa hệ thống quy phạm pháp luật hiện nay, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động này trong tương lai.

1622 Nâng cao hiệu quả thi hành quy phạm pháp luật về quyền sử dụng đất lâm nghiệp ở Việt Nam / Nguyễn Thị Thu Hiền // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 755 .- Tr.216 - 218 .- 340.02

Ở Việt Nam hiện nay, pháp luật hiện hành quy định rõ ràng và tương đối đầy đủ về các nội dung liên quan đến quyền sử dụng đất lâm nghiệp. Các quy định pháp luật đã có sự bảo vệ nghiêm ngặt và khuyến khích phát triển đất lâm nghiệp, tạo thuận lợi cho các chủ thể khai thác tối đa công dụng của đất lâm nghiệp để thu lại lợi ích và bảo đảm lợi ích của Nhà nước. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, vẫn còn tồn tại những hạn chế, bấp cập trong triển khai các quy định về quyền sử dụng đất nói chung và đất lâm nghiệp nói riêng. Để khắc phục những tồn tại, hạn chế này, cần có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành quy định pháp luật về quyền sử dụng đất lâm nghiệp ở Việt Nam hiện nay.

1623 Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng hệ thống an sinh xã hội và bài học cho Việt Nam / Trần Văn Kiên // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 755 .- Tr.129 - 134. .- 368

An sinh xã hội là một trong những vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Từ ý nghĩa này, để duy trì ổn định kinh tế - xã hội, nhiều nước trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách và không ngừng cải cách hệ thống an sinh xã hội nhằm gia tăng quyền tiếp cận an sinh xã hội của người dân. Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước về xây dựng hệ thống an sinh xã hội bền vững trong tương lai.

1624 Vi phạm pháp luật về đất đai qua công tác thanh tra và một số giải pháp hoàn thiện / TS. Đinh Văn Minh // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 16 (366) .- Tr. 46-48 .- 340

Những sai phạm về đất đai được phát hiện qua công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Chồng chéo, mâu thuẫn và không thống nhất giữa Luật Đất đai với các luật chuyên ngành; Một số góp ý hoàn thiện chính sách pháp luật về đất đai.

1625 Vi phạm pháp luật môi trường ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và một số giải pháp phòng ngừa / Nguyễn Tiến Dũng // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 16 (366) .- Tr. 49-51 .- 340

Phân tích thực trạng và nguyên nhân phát sinh những vi phạm pháp luật về môi trường. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm và vi phạm hành chính về môi trường.

1626 Pháp luật và thực tiễn tiếp cận đất đai của doanh nghiệp Việt Nam / PGS. TS. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Quỳnh Trang // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 18 (368) .- Tr. 13-16 .- 340

Vai trò của tiếp cận đất đai đối với thuận lợi hóa kinh doanh và thu hút đầu tư của doanh nghiệp; Quy định pháp luật về tiếp cận đất đai đối với thuận lợi hóa kinh doanh và thu hút đầu tư của doanh nghiệp; Giải pháp khuyến khích tiếp cận đất đai để thuận lợi hóa kinh doanh và thu hút đầu tư đảm bảo hài hòa quan hệ lợi ích các bên.

1627 Tiếp cận đất đai của doanh nghiệp ở địa phương Việt Nam : thực tiễn và đề xuất một số giải pháp / PGS. TS. Doãn Hồng Nhung // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 18 (368) .- Tr. 17-20 .- 340

Phân tích và bình luận về những khó khăn tiếp cận đất đai của doanh nghiệp ở địa phương trong thời gian qua và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả tiếp cận đất đai của doanh nghiệp trong nước và nhà đầu tư doanh nghiệp nước ngoài.

1628 Hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai cho phát triển thị trường quyền sử dụng đất / TS. Phạm Phương Nam, PGS. TS. Phan Thị Thanh Huyền, PGS. TS. Trần Trọng Phương // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 15 (365) .- Tr. 19-22 .- 343

Trình bày những tác động tích cực, hạn chế và nguyên nhân của chính sách, pháp luật đất đai hiện hành đến thị trường quyền sử dụng đất và đề xuất hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai nhằm phát triển thị trường quyền sử dụng đất. Một số đề xuất hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai.

1629 Vai trò của Liên hợp quốc trong xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật quốc tế / Nguyễn Hồng Thao // Luật học .- 2021 .- Số 7 .- Tr. 3-12 .- 340

Luật quốc tế được coi là công cụ hữu hiệu và cần thiết để thực hiện ba mục đích của Liên hợp quốc được Hiến chương quy định nhằm xây dựng trật tự thế giới dựa trên luật lệ. Bài viết tổng hợp thành tựu chính của Liên hợp quốc trong xây dựng hệ thống pháp luật quốc tế, phân tích việc thực hiện chức năng của các cơ quan của Liên hợp quốc trong phát triển và pháp điển hóa luật quốc tế, vai trò của Liên hợp quốc trong hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế và xu thế cải tổ Liên hợp quốc, hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế cũng như thực thi luật quốc tế.

1630 Sự phát triển về thành viên, cơ cấu tổ chức và phương thức làm việc của Liên hợp quốc từ khi thành lập đến nay / Nguyễn Thị Kim Ngân // Luật học .- 2021 .- Số 7 .- Tr. 13-23 .- 340

Liên hợp quốc chính thức được thành lập ngày 24/10/1945. Trải qua hơn 75 năm xây dựng và phát triển, Liên hợp quốc đã trở thành tổ chức chính trị quốc tế toàn cầu lớn nhất. So với thời điểm thành lập, số lượng thành viên Liên hợp quốc đã gia tăng đáng kể, cơ cấu tổ chức, phương thức làm việc đã có sự điều chỉnh và hoạt động của Liên hợp quốc cũng được mở rộng về mọi mặt. Để khẳng định rõ hơn vai trò quan trọng không thể thiếu của tổ chức này trong đời sống chính trị quốc tế, bài viết phân tích sự phát triển về thành viên, sự điều chỉnh về cơ cấu tổ chức và phương thức làm việc của Liên hợp quốc từ khi thành lập đến nay.