CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
1611 Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp Nhiệm kỳ 2021 - 2026 : kết quả và những vấn đề đặt ra nhằm tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội / Vương Đình Huệ // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 17 .- Tr. 3-11 .- 340

Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 là cuộc vận động chính trị và đợt sinh hoạt dân chủ sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân. Cuộc bầu cử đã thành công tốt đẹp, bảo đảm dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm, thực sự là Ngày hội lớn của toàn dân. Kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV là tiền đề quan trọng để tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

1612 Nâng cao hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng / Đỗ Đức Hồng Hà, Nguyễn Hồng Sơn // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 17 .- Tr. 35-42 .- 340

Tiết kiệm, chống lãng phí đã được Hiến pháp năm 2013 quy định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí… trong hoạt động kinh tế - xã hội và quản lý nhà nước”. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khi đề cập đến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã chỉ rõ: “Công tác phòng, chống lãng phí chưa có chuyển biến rõ rệt... phát hiện, xử lý lãng phí vẫn còn hạn chế... lãng phí... vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp... ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội”. Lãng phí đã, đang và tiếp tục cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, gây bức xúc trong Nhân dân, là vấn đề thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Để nâng cao hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi làm rõ hình, kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020; giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021 và năm tiếp theo; đề xuất, kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở nước ta trong thời gian tới, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

1613 Tiếp tục cải cách chế độ sở hữu về đất đai nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn lực đất đai / Nguyễn Quốc Sửu // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 17 .- Tr. 30-34 .- 340

Ở Việt Nam, quá trình cải cách kinh tế thị trường hơn 30 năm qua đã đạt được nhiều thành tựu trong việc xác lập và bảo vệ quyền tài sản, trước hết đối với các tài sản thuộc sở hữu tư nhân. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều loại tài sản chưa có quyền tài sản rõ ràng, đặc biệt là các nhóm tài sản liên quan đến đất đai, tài nguyên, các công trình công cộng ở địa phương do chính quyền địa phương khai thác, quản lý, sử dụng. Đây là những tài sản công có nguồn gốc “sở hữu toàn dân”, giá trị lớn và ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống kinh tế và xã hội. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung phân tích lịch sử xác lập quyền sở hữu, quyền sử dụng đất đai tại Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị cải cách.

1614 Bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam / Lê Thị Thiếu Hoa // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 17 .- Tr. 21-29 .- 340

Công khai, minh bạch là những thành tố quan trọng của một nền quản trị quốc gia hiệu quả và yêu cầu không thể thiếu nhằm ảo thực hiện dân chủ trong nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Trong nhà nước pháp quyền, pháp luật là tối thượng, là cơ sở của tổ chức và hoạt động của nhà nước; do đó, pháp luật phải bảo đảm tính công khai, minh bạch, khả thi và hiệu quả. Tại Việt Nam, yêu cầu xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch và có tính ổn định cao luôn luôn được đặt ra. Để đạt được mục tiêu đó, một trong những điều kiện cần thiết và quan trọng là phải bảo đảm tính công khai, minh bạch ngay trong quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

1615 Trách nhiệm giải trình của Chính phủ theo pháp luật Việt Nam hiện nay / Nguyễn Thanh Lý, Nguyễn Thị Hoa // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 17 .- Tr. 12-20 .- 340

Trong quản trị nhà nước, trách nhiệm giải trình là biện pháp hữu hiệu để kiểm soát quyền lực của Chính phủ. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả phân tích, đánh giá về thực trạng trách nhiệm giải trình của Chính phủ Việt Nam hiện nay và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trách nhiệm giải trình của Chính phủ.

1616 Nội luật hóa Công ước La Hay năm 1996 - kinh nghiệm của Liên bang Nga và gợi mở cho Việt Nam / Phan Hoài Nam, Nguyễn Thị Kim Duyên // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 17 .- Tr. 57-64 .- 340

Việc gia nhập Công ước La Hay năm 1996 là cần thiết đối với việc giải quyết xung đột về thẩm quyền, pháp luật áp dụng cũng như công nhận và cho thi hành các biện pháp bảo vệ trẻ em. Hiện nay, Việt Nam chưa là thành viên của Công ước La Hay năm 1996. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả trình bày kinh nghiệm nội luật hóa Công ước La Hay năm 1996 của Liên bang Nga và đưa ra những gợi mở cho Việt Nam khi gia nhập Công ước này.

1617 Hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự / Nguyễn Văn Hương // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 17 .- Tr. 43-49 .- 340

Trong phạm vi bài viết này trình bày, phân tích các quy định về những trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự năm 2015, chỉ ra những hạn chế của các quy định này và đưa ra kiến nghị hoàn thiện.

1618 Hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm về cho thuê lại lao động / Cao Vũ Minh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 17 .- Tr. 50-56 .- 340

Hiện nay, xử phạt vi phạm hành chính về cho thuê lại lao động được quy định chủ yếu trong Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 của Chính phủ. Bên cạnh những kết quả đạt được, một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm cho thuê lại lao động trong Nghị định số 28/2020/NĐ-CP đã bộc lộ những hạn chế, bất cập cần được tiếp tục hoàn thiện.

1619 Hoàn thiện pháp luật nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam / Bùi Hữu Toàn // Ngân hàng .- 2021 .- Số 19 .- Tr. 8-11 .- 340

Chuyển đổi số trong đời sống kinh tế không chi là tiếp nối sự phát triên của nhân loại mà còn phai đáp ứng ngày càng tốt hon nhu cầu của khách hàng và người tiêu dùng, trong đó phát triền các dịch vụ số nhằm thúc đây sự phát triên của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam.

1620 Tội phạm sử dụng công nghệ cao và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao tại Việt Nam / Hạ Thị Thiếu Dao, Lại Văn Tài // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 16 .- Tr. 21-26 .- 340

Tội phạm sử dụng công nghệ cao đứng thứ hai trong các loại tội phạm nguy hiểm nhất, sau tội phạm khủng bố và Việt Nam đang đứng trong tốp 7 thế giới về các hoạt động đe dọa tấn công mạng, số các vụ án mà đối tượng lợi dụng mạng internet để thực hiện hành vi tội phạm sử dụng công nghệ cao ngày càng nhiều và tinh vi hon, đặc biệt có sự liên kết giữa tội phạm trong và ngoài nước thông qua các phưong pháp tấn công vào hệ thống như là Phishing (lừa đảo), Deface (xâm nhập), Malware (phần mềm độc h ại)... đế tấn công vào người sử dụng, số liệu tổng hợp trong giai đoạn 2010 - 2019 có 207.353 cuộc tấn công vào Việt Nam, trong đó Phishing là 29.059 cuộc (14,01%), Deface là 105.971 cuộc (chiếm 51,11%), Malware là 72.323 cuộc (chiếm 34,88%). Bài viết phân tích tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao tại Việt Nam và các biện pháp phòng chống để nâng cao tính bảo mật, an toàn của môi trường mạng. Bài viết cũng phân tích tình hình bảo mật và an ninh thông tin thông qua chỉ số an toàn thông tin mạng toàn cầu (Global Cypersecrurity Index), chi sổ an toàn thông tin Việt Nam (Vietnam Cybersecurity Index). Dựa trên nhũng số liệu này, bài viết đề xuất các chính sách để cải thiện và hạn chế tỉnh hình hoạt động của tội phạm công nghệ cao và sự cố an ninh mạng.