CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
1631 Liên hợp quốc với cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm quốc tế và khủng bố quốc tế - Thành tựu và thách thức / Nguyễn Thị Thuận // Luật học .- 2021 .- Số 7 .- Tr. 24-35 .- 340

Bài viết phân tích vai trò của Liên hợp quốc thông qua các hạt động phù hợp với chức năng, thẩm quyền được ghi nhận tại Hiến chương Liên hợp quốc trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm quốc tế và khủng bố quốc tế, trên cơ sở đó, đánh giá những thành tựu nổi bật mà Liên hợp quốc đã đạt được trong lĩnh vực này cũng như những thách thức mà Liên hợp quốc phải đối diện

1632 Bảo vệ và thúc đẩy thực hiện quyền con người trong khuôn khổ Liên hợp quốc – Thành tựu và thách thức / Mạc Thị Hoài Thương, Lã Minh Trang // Luật học .- 2021 .- Số 7 .- Tr. 36-49 .- 340

Bài viết giới thiệu cơ chế bảo vệ và thíc đẩy quyền con người của Liên hợp quốc, khái quát các thành tựu của Liên hợp quốc trong việc xây dựng nền văn hóa nhân quyền, lập pháp, thành lập các cơ quan có chức năng bảo vệ, thúc đẩy quyền con người, chỉ ra những thách thức mà Liên hợp quốc đang phải đối mặt hiện nay.

1633 Hoàn thiện pháp luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam hiện nay / TS. Hà Lệ Thủy // Ngân hàng .- 2021 .- Số 14 .- Tr. 15-22 .- 340

Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng; Pháp luật hình sự một số nước quy định; Thực trạng tội phạm và những đề xuất hoàn thiện pháp luật về tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam

1634 Liên hợp quốc với vấn đề phát triển bền vững / Phạm Hồng Hạnh, Phạm Thị Bắc Hà // Luật học .- 2021 .- Số 7 .- Tr. 50-64 .- 340

Là trung tâm phối hợp hành động, Liên hợp quốc đã phát huy vai trò của mình trong các hoạt động hợp tác quốc tế không chỉ giải quyết các vấn đề duy trì hòa bình và an ninh quốc tế mà còn trong giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội và thúc đẩy quyền con người. Phát triển bền vững là một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra với nhân loại trong thế kỉ XXI, bao trùm trên cả khía cạnh kinh tế, môi trường và quyền con người. Bài viết phân tích vai trò của Liên hợp quốc đối với vấn đề phát triển bền vững, từ đó đánh giá thành tựu và thách thức đặt ra đới với Liên hợp quốc trong lĩnh vực này trong tương lai.

1635 Nỗ lực của Việt Nam trong thực hiện mục tiêu chung của Liên hợp quốc về duy trì hòa bình và an ninh quốc tế / Nguyễn Hữu Phú, Mai Ngân Hà // Luật học .- 2021 .- Số 7 .- Tr. 65-79 .- 340

Bài viết đánh giá những nỗ lực của Việt Nam trong thực hiện các mục tiêu chung của Liên hợp quốc về duy trì hòa bình và an ninh quốc tế thời gian qua trên cơ sở phân tích sự vận động của tình hình thế giới về hòa bình, an ninh từ góc nhìn pháp lý quốc tế; phân tích nghĩa vụ của quốc gia thành viên Liên hợp quốc theo Hiến chương; từ đó nhìn lại chủ trương, chính sách và các hành động cụ thể của Việt Nam cũng như đánh giá kết quả những nỗ lực này.

1637 44 năm quan hệ Việt Nam và Liên hợp quốc – Thành tựu và những thách thức trong giai đoạn hiện nay / Nguyễn Toàn Thắng, Trần Thị Thu Thủy // Luật học .- 2021 .- Số 7 .- Tr. 80-92 .- 340

Việt Nam trở thành thành viên của Liên hợp quốc từ năm 1977, đến nay đã là 44 năm. Trong suốt quãng thời gian đó, Việt Nam đã luôn cố gắng để thực hiện tốt những nghĩa vụ thành viên của mình và được đánh giá là “ thành viên có trách nhiệm” trong các hoạt động của Liên hợp quốc nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung. Bài viết phân tích những thành tựu trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên hợp quốc qua từng giai đoạn phát triển, đồng thời chỉ ra những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt trong giai đoạn tới.

1638 Xung đột lợi ích giữa bên thuê, bên mượn và bên nhận thế chấp tài sản : nhìn từ quy định mới / TS. Bùi Đức Giang // Ngân hàng .- 2021 .- Số 16 .- Tr. 24-27 .- 340

Quy định mới của pháp luật về giao dịch bảo đảm đã cố gắng bổ sung hành lang pháp lý giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa bên thuê tài sản, bên mượn tài sản và ngân hàng nhận thế chấp. Những quy định mới vẫn bộc lộ một số điểm bất cập, bài viết sẽ đưa lại một góc nhìn về vấn đề này

1639 Hoàn thiện quy định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng trong điều kiện luật xử lý vi phạm hành chính đã sửa đổi, bổ sung / ThS. Võ Thị Mỹ Hương // Ngân hàng .- 2021 .- Số 17 .- Tr. 21-25 .- 342.59706

Nội dung quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng; Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong điều kiện Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 đã được sửa đổi, bổ sung

1640 Các triết lí phổ biến trong xử lí người chưa thành niên phạm tội trên thế giới – Kinh nghiệm của Anh, xứ Wales và gợi ý cho Việt Nam / Hoàng Xuân Châu // Luật học .- 2021 .- Số 2 .- Tr. 3-15 .- 340

Bài viết bàn về khái niệm người chưa thành niên trong pháp luật hình sự của các quốc gia trên thế giới, các triết lí phổ biến trong việc xử lí người chưa thành niên phạm tội; qua đó lí giải tại sao trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên lại có điểm khác biệt so với trách nhiệm hình sự của người đã thành niên. Bài viết đưa ra gợi ý cho việc thiết kế, xây dựng cà tổ chức vận hành hệ thống tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên ở Việt Nam.