CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
1601 Tình hình tội phạm về môi trường và một số dự báo về xu hướng vận động / Ngô Ngọc Diễm // Luật học .- 2021 .- Số 7 .- Tr.9 - 13 .- 346.404509597
Thực tế cho thấy, tình hình tội phạm về môi trường (TPMT) sẽ ngày càng diễn biến phức tạp, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh truyền nhiễm, biến đổi khí hậu, suy giảm đa dạng sinh học, suy thoái đất, tài nguyên nước, môi trường biển… tiếp tục là vấn đề mang tính toàn cầu, làm thay đổi hệ sinh thái tự nhiên, đời sống kinh tế – xã hội trên toàn thế giới, trở thành một trong những thách thức lớn nhất đối với an ninh phi truyền thống. Xu hướng toàn cầu hóa, tội phạm môi trường có yếu tố nước ngoài gia tăng, diễn biến phức tạp, tinh vi khó phát hiện… sẽ hình thành những vi phạm pháp luật mới, thậm chí những vi phạm có tính chất nguy hiểm biến đổi thành tội phạm về môi trường, mang tính quốc tế cần phải phòng ngừa.
1602 Hoàn thiện chính sách, pháp luật về đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục đại học / Phạm Tất Thành, Nguyễn Thị Tuyết Nga // Luật học .- 2021 .- Số 7 .- Tr.14 - 18 .- 344.59707
Bài viết này muốn tìm câu trả lời cho câu hỏi vì sao chúng ta đã xây dựng được hệ thống pháp lý khá đầy đủ về bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học (BĐ&KĐCL), nhưng thực tế hoạt động BĐ&KĐCL còn nhiều bất cập, tồn tại, yếu kém. phải chăng do đây là lĩnh vực mới nên cách tiếp cận trong xây dựng chính sách, pháp luật của Việt nam suốt thời gian qua là tiếp cận từng phần, ít nhiều mang tính chắp vá, thoạt đầu chịu ảnh hưởng tư tưởng kiểm định chất lượng của Mỹ, rồi chuyển sang học tập mô hình BĐCL Châu Âu, đến nay thì vay mượn gần như nguyên vẹn các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng AUN-QA. Nội dung bài viết chỉ ra rằng, để tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật BĐ&KĐCL một cách bền vững, nhanh chóng tiếp cận trình độ quốc tế thì cần chuyển sang cách tiếp cận tổng thể theo hướng xây dựng Khung BĐCL quốc gia trên cơ sở học tập các Khung BĐCL khu vực, đặc biệt là Khung BĐCL ASEAN.
1603 Bảo hộ sáng chế về công nghệ xanh tại Việt Nam / Vũ Ngọc Dương // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 7(748) .- Tr. 32-35 .- 340
Cung cấp một số điểm nổi bật về thực trạng phát triển của công nghệ xanh tại Việt Nam, toàn cảnh việc bảo hộ sáng chế công nghệ xanh trong những năm gần đây cùng xu hướng nộp đơn đăng ký sáng chế trong một số lĩnh vực cụ thể của công nghệ xanh tại Việt Nam. Các dữ liệu sáng chế công nghệ xanh là ý tưởng để nhận biết sự thay đổi môi trường. Dữ liệu này cho phép các công nghệ môi trường nhanh chóng được biết đến. Nó cũng cho phép các công nghệ môi trường đặc biệt sẽ được nhận biết, hỗ trợ thêm cho sự phát triển của năng lượng xanh.
1604 Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài và hòa giải trực tuyến ở Hoa Kỳ / Lê Xuân Tùng // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 757 .- Tr. 36-39 .- 340
Giải quyết tranh chấp trực tuyến (ORD) được phát triển dưới dạng công nghệ ở Hoa Kỳ và Canada vào những năm 1990. Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ, các hình thức giải quyết tranh chấp trực tuyến đã phát triển do các tiến bộ công nghệ bao gồm trọng tài, hòa giải, thương lượng và đàm phán và Bắc Mỹ được xem là địa điểm mà hầu hết các hoạt động ban đầu của ODR diễn ra.Bài viết nghiên cứu đường hướng pháp luật đối với việc giải quyết tranh chấp trực tuyến ngoài Tòa án tại Bắc Mỹ (Hoa Kỳ), từ đó đề xuất một số khuyến nghị cho Việt Nam.
1605 Pháp luật về bồi thường thiệt hại về nhà ở, công trình xây dựng khi nhà nước thu hồi đất : kiến nghị và giải pháp / Nguyễn Thành Phương, Nguyễn Phan Quốc Việt // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 594 .- Tr. 61-63 .- 346.597 043
Bài viết phân tích các vấn đề có liên quan đến cơ chế bồi dưỡng tài sản như nhà ở, công trình xây dựng, cây trồng, vật nuôi,... trong tiến trình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
1606 Hoàn thiện pháp luật khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay / Bùi Tuấn Thành, Vũ Đức Đam Quang // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2021 .- Số 10(Tập 63) .- Tr. 34-40 .- 340
Đánh giá những ưu, nhược điểm của hệ thống pháp luật về KH&CN của Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất những giải pháp hỗ trợ công tác hoàn thiện pháp luật về KH&CN, góp phần đưa hoạt động KH&CN của nước ta phát triển bền vững, đạt được mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Hoàn thiện pháp luật về khoa học và công nghệ (KH&CN) ở Việt Nam hiện nay là vấn đề mang tính cấp thiết, nhất là trong bối cảnh nước ta đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu. Bên cạnh vai trò, đặc điểm của pháp luật về KH&CN, nghiên cứu này còn chỉ ra những nội dung, tiêu chí và điều kiện cơ bản đảm bảo công tác hoàn thiện pháp luật về KH&CN.
1607 Thế chấp tài sản trí tuệ : những khía cạnh pháp lý và thực tiễn thi hành / Hoàng Lan Phương // .- 2021 .- Số 10(Tập 63) .- Tr. 41-45 .- 340
Phân tích những khía cạnh pháp lý, từ đó chỉ ra những khó khăn trong thực hiện các giao dịch thế chấp tài sản trí tuệ (TSTT) tại Việt Nam hiện nay. Việc sử dụng tài sản trí tuệ như một tài sản đảm bảo cho quá trình thế chấp đã được phát triển rộng khắp trên thế giới, nhưng tại Việt Nam đây là một vấn đề còn tương đối mới. Pháp luật hiện hành cũng đã có những quy định về việc chấp nhận tài sản đảm bảo khi vay vốn là TSTT. Đây được coi là một cơ hội mở cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hiện thực hóa việc vay vốn kinh doanh bằng TSTT. Tuy nhiên, để có thể vay vốn bằng việc thế chấp TSTT tại các ngân hàng ở Việt Nam là điều không dễ dàng. Những khó khăn có thể xuất phát từ việc chưa có những hướng dẫn chi tiết, từ phía pháp luật hoặc từ chính bản chất “vô hình” của TSTT, dẫn tới khó khăn trong định giá TSTT khi thế chấp, xử lý TSTT sau khi bên thế chấp không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.
1608 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giám sát ngân sách nhà nước của Quốc hội / Khuất Việt Hải // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 762 .- Tr. 54-56 .- 340
Chức năng giám sát tối cao của Quốc hội có một vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động của Quốc hội. Trong đó, hoạt động giám sát ngân sách nhà nước của Quốc hội là nhằm đảm bảo pháp luật được thực thi một cách nghiêm túc. Việc giám sát cũng phải đảm bảo hiệu lực hiệu quả, thể hiện tính quyền lực của Nhà nước, thông qua các kết luận giám sát và việc thực thi kết luận giám sát của Quốc hội.
1609 Xung đột giữa quyền tiếp cận thông tin KH&CN với bảo hộ quyền tác giả tiếp cận dưới giác độ pháp luật / Lê Tùng Sơn, Trần Văn Tiến // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2021 .- Số 10(Tập 63) .- Tr. 46-51 .- 340
Trình bày xung đột giữa quyền tiếp cận thông tin KH&CN với bảo hộ quyền tác giả tiếp cận dưới giác độ pháp luật. Quyền tiếp cận thông tin (TCTT) khoan học và công nghệ (KH&CN) và quyền tác giả (QTG) là hai chế định pháp luật có vai trò quan trọng nhằm thúc đẩy hoạt động sáng tạo, tạo nền tảng để thực hiện các quyền con người, quyền công dân khác như: học tập, nghiên cứu khoa học, tiếp cận và thụ hưởng các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa tinh thần. Đồng thời, tạo động lực thúc đẩy phát triển xã hội học tập và nền kinh tế tri thức. Tuy vậy, trên thực tế, qua nghiên cứu về thực trạng pháp luật hiện hành, hai chế định pháp luật này đang có những xung đột nhất định. Trên cơ sở phân tích thực trạng pháp luật và nhận diện những xung đột hiện hữu giữa quyền TCTT KH&CN với bảo hộ QTG, bài viết đề xuất giải pháp chính sách nhằm khắc phục những xung đột trên.
1610 Nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam - nhìn dưới góc độ pháp lý / Nguyễn Hằng Hà, Đỗ Thị Kiều Phương // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 07(216) .- Tr. 68-72 .- 658
Bài viết phân tích một số bất cập của các quy định pháp luật Việt Nam về nhà đầu tư trên thị trường này, trong đó chủ yếu tập trung vào hai loại hình nhà đầu tư là nhà đầu tư chuyên nghiệp và nhà đầu tư không chuyên nghiệp. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp