CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
1551 Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ công dân theo tinh thần văn kiện Đai hội XIII của Đảng / Lê Thị Anh Đào // Luật học .- 2021 .- Số 10(257) .- Tr.29 - 44. .- 346
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài trở thành công việc thường xuyên và ngày càng phức tạp, thể hiện trách nhiệm và uy tín của Nhà nước đối với công nhân và cộng đồng quốc tế. Bài viết phân tích sự phát triển quan điểm của Đảng về công tác bảo hộ công dân; đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật và thể chế hiện hành nhằm thực hiện mục tiêu của Đảng về nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ công dân.
1552 Qui định của Bộ Luật hình sự năm 2015 về các tội phạm tham nhũng dưới góc độ kỹ thuật lập pháp / Nguyễn Ngọc Hòa // Luật học .- 2021 .- Số 10(257) .- Tr.19 - 28 .- 345.597002632
Trên cơ sở xác định 2 yêu cầu đối với kỹ thuật lập pháp hay còn gọi là kỹ thuật qui định hay kỹ thuật trình bày nội dung văn bản - yêu cầu về tính logic trong bố cục văn bản và yêu cầu về tính khoa học trong sử dụng ngôn ngữ, bài viết phân tích các hạn chế về kỹ thuật trình bày nội văn bản trong các qui định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về các tội phạm tham nhũng. Đó là các hạn chế liên quan đến tính liên kết văn bản và tính thống nhất, rõ ràng, chính xác trong sử dụng từ ngữ cũng như trong diễn đạt văn bản. Bài viết cũng đề xuất hướng khắc phục các hạn chế này.
1553 Một số vướng mắc, bất cập trong quy định của Luật Sở hữu trí tuệ về nội dung quyền tác giả và hướng hoàn thiện / Vũ Thị Hải Yến // Luật học .- 2021 .- Số 10(257) .- Tr.64 - 78 .- 346.597048
Bài viết phân tích, bình luận các quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam trong mối tương quan so sánh với một số điều ước quốc tế và pháp luật một số quốc gia về nội dung quyền tác giả nhằm phát hiện, chỉ ra những bất cập, tồn tại và đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền tác giả.
1554 Hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ và những dấu ấn của Việt Nam trong vai trò Chủ tịch AWGIPC / Vũ Thị Thúy Liên // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 6(747) .- Tr. 35-38 .- 340
Mục tiêu hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ là nhằm đảm bảo việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ một cách thỏa đáng và hiệu quả trong khu vực ASEAN thông qua các chương trình và các hoạt động hợp tác cụ thể, bao gồm việc chia sẻ thông tin, kinh nghiệm cũng như xây dựng năng lực của hệ thống sở hữu trí tuệ quốc gia của các nước ASEAN. Vượt qua kho khăn, thách thức do đại dịch COVID-19 gây ra, với sự tham gia chủ động và tích cực của Việt Nam với tư cách Chủ tịch AWGIPC và một quốc gia thành viên, Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể, tạo dấu ấn trong nhiệm kỳ chủ tịch AWGIPC của mình. Dưới sự chủ trì, điều phối của Việt Nam, AWGIPC đã rất linh hoạt, chủ động chuyển đổi phương thức tổ chức hội nghị, hoạt động hợp tác ASEAN từ trực tiếp sang trực tuyến.
1555 Các điều khoản hợp đồng nhượng quyền thương mại trong mối tương quan với pháp luật cạnh tranh / Ngô Thị Duyên, Nguyễn Thị Hương Thảo // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 761 .- Tr. 43-46 .- 340
Hợp đồng nhượng quyền thương mại là hình thức cơ bản cho việc thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại, là căn cứ pháp lý cho hoạt động hợp tác của các bên, từ đó phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các bên cũng như là cơ sở để giải quyết tranh chấp. Ở Việt Nam, pháp luật về nhượng quyền thương mại và pháp luật cạnh tranh có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau. Bài viết phân tích một số vấn đề pháp lý cơ bản của hợp đồng nhượng quyền thương mại trong mối tương quan với pháp luật cạnh tranh. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định về nhượng quyền thương mại.
1556 Sở hữu trí tuệ : nền tảng cho doanh nghiệp khởi nghiệp lớn mạnh / Phương Nghi // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 8(749) .- Tr. 55-57 .- 340
Giới thiệu một số vấn đề quan trọng cần lưu ý liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) đối với các hoạt động phát triển ý tưởng, tuyển dụng và khi xây dựng chiến lược SHTT của star-up theo chia sẻ của Tạp chí Forbes. SHTT là một trong những mối quan tâm hàng đầu và quan trọng nhất với doanh nghiệp khởi nghiệp (star-up) bên cạnh việc phát triển sản phẩm, nguồn nhân lực chất lượng cao, huy động vốn… Bảo vệ quyền SHTT là điều cần thiết để thu hút nguồn vốn đầu tư hoặc ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh lành mạnh.
1557 Nên quy định hành vi cưỡng bức mại dâm thành một tội danh độc lập / Nguyễn Huyền Ly // .- 2021 .- Số 7 .- Tr.28 - 31 .- 345.597002632
Hành vi “cưỡng bức mại dâm” là một tình tiết định khung tăng nặng được quy định tại khoản 2 Điều 327 Bộ luật Hình sự năm 2015 (BLHS). Nhìn về tổng quan thì BLHS năm 2015 có nhiều thay đổi về hình thức và nội dung so với các trước đây và cũng đã phát huy được sức mạnh trong hoạt động phòng và chống tội phạm. Tuy nhiên, đối với hành vi cưỡng bức mại dâm và các hành vi phạm tội có liên quan thì trong quy định của BLHS năm 2015 so với BLHS năm 1999 không có nhiều thay đổi. Điều đó đã tạo nên sự hạn chế của quy phạm này so với các quy định có liên quan trong BLHS năm 2015. Trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ đồng thời chỉ ra một số điểm hạn chế đó và đây cũng chính là các căn cứ lý giải nhìn từ góc độ quyền con người, cho đề xuất kiến nghị về việc nên quy định hành vi cưỡng bức mại dâm thành một tội danh riêng trong BLHS để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình áp dụng pháp luật và quyết định hình phạt nhằm phân hóa trách nhiệm hình sự đạt hiệu quả cao.
1558 Tội gây rối trật tự công cộng trong Bộ Luật hình sự 2015 / Nguyễn Huyền Ly // .- 2021 .- Số 7 .- Tr.32 - 33 .- 345.597002632
Theo quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015, hành vi gây rối trật tự công cộng là hành vi gây mất ổn định trật tự công cộng, ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Như vậy, hành vi gây rối trật tự cộng cộng phải thỏa mãn điều kiện, hành vi đó xảy ra tại nơi công cộng và làm ảnh hưởng đến trật tự nơi công cộng, đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS.
1559 Nhận diện vi phạm, tội phạm liên quan đến "tín dụng đen" / Trần Thúy Vân // .- 2021 .- Số 7 .- Tr.34 - 37 .- 345.597002632
Trong thời gian qua, vấn nạn “tín dụng đen” đã gây nhiều hệ lụy xấu cho xã hội. Nhiều người dân do nhu cầu cần thiết của cuộc sống đã không chủ động tiếp cận các nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng mà lại nhẹ dạ cả tin, nghe theo lời dụ dỗ của các đối tượng cho vay theo kiểu “tín dụng đen”. Nhiều trường hợp ban đầu chỉ vay vài triệu hoặc chục triệu đồng nhưng đến khi số tiền đã trả lên đến hàng trăm triệu đồng mà “nợ vẫn hoàn nợ”.
1560 Hòa giải trong tranh chấp lao động cá nhân / Phạm Thị Bích Hảo // .- 2019 .- Số 7 .- Tr.38 - 40 .- 344.01597
Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa người lao động, tập thể lao động với người sử dụng lao động. Tranh chấp lao động là những mâu thuẫn bất đồng không thể tự dàn xếp được giữa các cá nhân hoặc tập thể người lao động và người sử dụng lao động liên quan đến quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động.