CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
1531 Quyền lao động của người chuyển giới tại Việt Nam hiện nay / Trương Hồng Quang // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 20(444) .- Tr.3 - 9 .- 344.01597

Ở Việt Nam, người chuyển giới tồn tại khách quan trong đời sống xã hội. Xuất phát từ đặc điểm về bản dạng giới, người chuyển giới ở nước ta cũng gặp những hạn chế, khó khăn về vấn đề lao động, việc làm như nhiều quốc gia trên thế giới. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích, đánh giá quyền lao động của người chuyển giới ở Việt Nam hiện nayvà đưa ra các khuyến nghị nhằm bảo đảm, bảo vệ quyền lao động của người chuyển giới.

1532 Áp dụng thời hiệu khởi kiện với yêu cầu phản tố có hay không? / Trần Minh Tuấn // Luật sư Việt Nam .- 2021 .- Số 9 .- Tr.50 - 52 .- 346

Việc có áp dụng các quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu phản tố của bị đơn hay không là vấn đề chúng tôi cho rằng không mới, khá phổ biến nhưng lại phức tạp. Thực tiễn cho thấy vẫn tồn tại các quan điểm và cách xử lý trái ngược nhau trong chính các cơ quan tiến hành tố tụng, trong giới Luật sư và những người làm công tác nghiên cứu pháp luật.

1533 Đảm bảo sự cân bằng lợi ích giữa nhà nước và người dân trong quá trình xác định giá đất tính bồi thường / Phan Trung Hiền, Nguyễn Đắc Thắng // .- 2021 .- Số 6(253) .- Tr.17 - 27 .- 346.597 043

Cân bằng lợi ích trong xã hội là nhiệm vụ hàng đầu của mọi Nhà nước, bởi đây chính là động lực thúc đẩy sự ra đời của nhà nước. Cụ thể, khi xã hội công xã nguyên thủy mất đi tính công bằng lợi ích do sự nổi dậy của tư hữu thì nhà nước đã ra đời nhằm tái duy trì sự cân bằng lợi ích này. Hiện nay, bồi thường khi nhà nước thu hồi đất đang là một trong những vấn đề nóng nhất của xã hội Việt Nam. Bài viết phân tích bản chất của đảm bảo sự cân bằng lợi ích giữa nhà nước và người dân trong quá trình xác định giá đất tính bồi thường; qua đó phân tích việc tuân thủ triết lý này dưới ba góc độ chủ thể, phương pháp và quá trình thẩm định giá. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy trình của pháp luật liên quan đến vấn đề này.

1534 Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ dữ liệu cá nhân, Nhìn từ kinh nghiệm của Liên minh Châu Âu / Nguyễn Phi Long // .- 2021 .- Số 6(253) .- Tr.28 - 39 .- 346

Dữ liệu cá nhân đang ngày đóng vai trò quan trọng và được xem là yếu tố cơ bản của lĩnh vực thương mại điện tử, chính phủ điện tử, toàn án điện tử, y tế điện tử ... Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã khai thác được nhiều lợi ích dữ liệu cá nhân, đồng thời cũng đối mặt nhiều vụ việc xâm phạm dữ liệu cá nhân, gây hậu quả nghiêm trọng. Bài viết phân tích những nội dung khái quát của pháp luật Việt Nam về sử dụng và bảo vệ dữ liệu cá nhân: làm rõ tính cần thiết của việc hoàn thiện các qui định pháp luật, rà soát các qui định pháp luật hiện hành về sử dụng, bảo vệ dữ liệu cá nhân. Trên cơ sở phân tích thành tựu của Liên Minh Châu Âu trong việc qui định về sử dụng và bảo vệ dữ liệu cá nhân, bài viết rút ra những kết luận và kinh nghiệm có giá trị tham khảo đối với việc hoàn thiện các qui định pháp luật dân sự nói chung và các qui định pháp luật dữ liệu cá nhân tại Việt Nam nói riêng.

1535 Từ bỏ thế quyền của doanh nghiệp bảo hiểm đối với nhà thầu phụ trong hợp đồng bảo hiểm công trình xây dựng / Bạch Thị Nhã Nam // Luật học .- 2021 .- Số 6(253) .- Tr.56 - 59, 92 .- 344.597 02

Lĩnh vực xây dựng chứa đựng nhiều rủi ro liên quan đến vật liệu xây dựng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật, tai nạn người lao động và bên thứ ba ... Pháp luật đã đặt ra những yêu cầu chủ đầu dự án và nhà thầu thi công, nhà thầu tư vấn thiết kế bắt buộc phải tham gia bảo hiểm trong hoạt động xây dựng. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện từ bỏ thế quyền đối với nhà thầu hay các bên liên quan khác đến dự án xây dựng. Bài viết tìm hiểu về chế định thế quyền và từ bỏ thế quyền trong hoạt động bảo hiểm nói chung và bảo hiểm công trình xây dựng nói trên. Đồng thời bài viết phân tích một phán quyết của Tòa án Vương quốc Anh về việc không áp dụng từ bỏ thế quyền đối với nhà thầu phụ công trình xây dựng và đưa ra các lưu ý đối với các bên tham gia dự án dự án xây dựng trong việc bảo hiểm cho phần công việc nhận thầu.

1536 Ủy quyền lập pháp và kiểm soát ủy quyền lập pháp ở New Zealand và một vài gợi mở cho Việt Nam / Nguyễn Văn Quang // Luật học .- 2022 .- Số 6(253) .- Tr.52 - 62 .- 340

Bài viết phân tích nội dung cơ bản về ủy quyền lập pháp và kiểm soát ủy quyền lập pháp trong pháp luật và thực tiễn ở New Zealand, trên cơ sở đó một vài ý tưởng về vấn đề này được gợi mở cho pháp luật và thực tiễn của Việt Nam.

1537 Liên hợp quốc với vấn đề hỗ trợ nhân tạo / Nguyễn Thị Xuân Sơn, Ngô Lan Hương // Luật học .- 2021 .- Số 6(253) .- Tr.63 - 76 .- 340.01422

Liên hợp quốc đã dành nỗ lực không nhỏ cho các hoạt động nhân đạo thông qua mục tiêu cũng như hoạt động của các cơ quan chuyên môn, quỹ, chương trình. Khi thảm họa xảy ra thì dân thường và nhóm người dễ bị tổn thương (trẻ em, người tị nạn ... ) luôn là đối tượng bị ảnh hưởng đầu trong hệ thống Liên hợp quốc và hoạt động hỗ trợ nhân tạo được thực hiện trong khuôn khổ cơ quan đó. Dù đã có sự phân hóa chức năng thông qua các cơ quan chuyên môn với các mục tiêu, đối tượng được hỗ trợ cụ thể thì vẫn cần cơ quan đứng giữa với vai trò điều phối trên thực địa nhằm đảm bảo sự ứng đúng nhu cầu. Trọng trách này được giao cho Văn phòng Điều phối các hoạt động nhân đạo - (OCHA). Trên cơ sở các hoạt động của OCHA, bài viết đánh giấ tổng thể các hoạt động nhân đạo của Liên hợp quốc và chỉ ra các thách thức trong tương lai.

1538 Chấm dứt hợp đồng do hoàn thành hợp đồng theo pháp luật Đức, Trung Quốc dưới góc nhìn so sánh với pháp luật Việt Nam / Đặng Thị Hồng Tuyến // Luật học .- 2021 .- Số 6(253) .- Tr.77 - 92 .- 343.07

Chấm dứt hợp đồng do hoàn thành hợp đồng được xem là trường hợp chấm dứt hợp đồng phổ biến nhất. Pháp luật Đức, Trung Quốc hay Việt Nam khi quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng do hoàn thành hợp đồng là hợp đồng đầu tiên. Trong qui định của Đức, Trung Quốc về bên cạnh chấm dứt hợp đồng do hoàn thành hợp đồng, bên cạnh những điểm tương đồng còn có một số khác biệt so với qui định tương ứng của pháp luật Việt Nam. Qua phân tích so sánh qui định về chấm dứt hợp đồng của Đức và Trung Quốc với qui định của Việt Nam về chấm dứt hợp đồng.

1539 25 năm Việt Nam hài hòa pháp luật và nội luật hóa các nghĩa vụ thành viên ASEAN / Hoàng Phước Hiệp // Luật học .- 2020 .- Số 12(247) .- Tr.17 - 30 .- 340.01422

Hài hòa hóa pháp luật và nội luật hóa là hai vấn đề được bàn đến nhiều trong các hội nghị quan chức pháp luật và tư pháp các nước ASEAN. Lí luận và thực tiễn các nước khá đa dạng về nhóm vấn đề này. ở Việt nam, việc nghiên cứu các vấn đề pháp lý về hài hòa hoá pháp luật và nội luật hóa trong khuôn khổ ASEAN khá hạn chế vì các lý do khác nhau. Bài viết đề cập một số nội dung liên quan đến thực tiễn 25 năm Việt Nam thực hiện hài hòa hóa pháp luật và nội luật hóa các nghĩa vụ thành viên ASEAN trong khuôn khổ tổ chức này.

1540 Vấn đề quyền con người trong ASEAN góc nhìn từ Việt Nam sau 25 năm thực hiện nghĩa vụ thành viên / Hoàng Thanh Phương // Luật học .- 2020 .- Số 12(247) .- Tr.31 - 43 .- 340.01422

Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong ASEAN là vấn đề mang tính thời sự do cách tiếp cận đặc thù của khu vực. Bài viết phân tích ảnh hưởng của các yếu tố như nguyên tắc hoạt động, "phương cách ASEAN ", " giá trị Châu Á" lên cách tiếp cận của ASEAN về quyền con người; phân tích những nghĩa vụ đặt ra trong lĩnh vực quyền con người đối với các quốc gia thành viên ASEAN, trong đó có Việt Nam, từ đó đánh giá thực tiễn thực hiện nghĩa vụ thành viên của Việt nam và đề xuất các giải pháp về mặt pháp lý để tiếp tục hoàn thiện thể chế phù hợp với những cam kết khu vực mà Việt nam đã đưa ra, nhất là trong bối cảnh Việt Nam tham gia ứng cử vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc (UNHRC) nhiệm kỳ 2023-2025 với tư cách ứng cử viên của ASEAN.