CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
1571 Kỹ năng cơ bản trong khởi kiện vụ án ly hôn / Lê Hồng Lam // .- 2021 .- Số 8 .- Tr.59 - 60 .- 346.59701

Tranh chấp ly hôn làm thay đổi, phát sinh các quyền và nghĩa vụ liên quan tới cả quyền nhân thân và quyền tài sản của đương sự. Khi giải quyết tranh chấp ly hôn, đồng thời phải giải quyết ba mối quan hệ có thể phát sinh từ quan hệ hôn nhân bao gồm quan hệ nhân thân, quan hệ nuôi con chung và quan hệ tài sản. Việc các bên có thể thỏa thuận giải quyết một trong ba quan hệ trên không làm mất đi tranh chấp trong các quan hệ còn lại và tiền đề để xem xét giải quyết các quan hệ còn lại một cách đúng đắn vẫn phải dựa trên bản chất là tranh chấp ly hôn.

1572 Để vai trò đại diện nhân dân trong xét xử thực chất, hiệu quả hơn / Bảo Hương // Luật học .- 2021 .- Số 9 .- Tr.4 - 5 .- 345.597002632

Cải cách tư pháp đã và đang tiếp tục đòi hỏi cần có sự đổi mới trong hoạt động xét xử nhằm tạo ra các quy trình, thủ tục tố tụng thật sự khoa học, hợp lý để giải quyết kịp thời, hiệu quả các mâu thuẫn, tranh chấp trong xã hội và ngăn ngừa, xử lý nghiêm minh các loại tội phạm.

1573 Thực trạng cải cách tư pháp ở nước ta thời gian và những vấn đề đặt ra / Võ Khánh Vinh // Luật học .- 2021 .- Số 9 .- Tr.6 - 15 .- 340.9

Việc xây dựng Chiến lược mới về cải cách tư pháp cần phải dựa vào những nền tảng lý luận và nền tảng thực tiễn, trong đó có thực trạng cải cách tư pháp ở nước ta thời gian qua. Bài viết này tìm hiểu một cách khái quát thực trạng cải cách tư pháp ở nước ta thời gian qua, góp phần cung cấp những cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng Chiến lược mới về cải cách tư pháp ở nước ta. Cụ thể là làm sáng tỏ những kết quả, những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế của cải cách tư pháp ở nước ta thời gian qua; từ đó nêu những vấn đề đặt ra đối với tiếp tục cải cách tư pháp ở nước ta thời gian tới.

1574 Đảm bảo quyền con người của bị cáo trong tố tụng hình sự / Trần Văn Độ // Luật học .- 2021 .- Số 9 .- Tr.16 - 22 .- 345.5970026

Tố tụng Hình sự là lĩnh vực hoạt động nhà nước nhạy cảm mà trong đó quyền con người của bị cáo dễ bị xâm phạm nhất. Bài viết khái quát lý luận, đánh giá thực trạng pháp luật tố tụng hình sự, thực tiễn thực hiện các biện pháp bảo đảm quyền con người của bị cáo và đưa ra một số kiến nghị tăng cường bảo đảm quyền của bị cáo trong xét xử vụ án hình sự.

1575 Quyền im lặng của bị cáo trong xét xử vụ án hình sự / Trần Văn Hùng // .- 2021 .- Số 9 .- Tr.23 - 25 .- 345.5970026

Phòng chống oan sai trong hoạt động tư pháp, bảo vệ quyền con người, quyền công dân luôn là vấn đề quan trọng và cần thiết trong công tác cải cách tư pháp. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm bảo vệ quyền con người trên mọi phương diện. Bảo đảm thực hiện quyền im lặng của bị cáo trong xét xử vụ án hình sự đã được Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) ghi nhận. Các quy định của pháp luật ghi nhận quyền im lặng là điều kiện cần nhưng việc các cơ quan tư pháp bảo đảm quyền này thực hiện trong thực tiễn mới là điều kiện đủ. Bài viết này đi sâu phân tích nội dung của quyền im lặng trong tố tụng hình sự và một số đề xuất nhằm bảo đảm thực hiện và phát huy hiệu quả quyền im lặng trong quá trình tố tụng nới chung và hoạt động xét xử tại các phiên tòa hình sự nói riêng.

1576 Vai trò của luật sư trong hoạt động tư pháp theo tinh thần hiến pháp 2013 / Nguyễn Văn Tuân // Luật học .- 2021 .- Số 9 .- Tr.26 - 30 .- 340.9

Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận các nguyên tắc về tôn trọng và bảo vệ quyền con người, bình đẳng, công bằng trong hoạt động tư pháp, trong đó có quyền bào chữa được bảo đảm. Bài viết phân tích các quy định của pháp luật về quyền bào chữa của người bị buộc tội và thực trạng vai trò của người Luật sư trong việc bào chữa cho người bị buộc tội. Từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Luật sư trong hoạt động tư pháp theo tinh thần Hiến pháp năm 2013.

1577 Hoàn thiện cơ chế bảo đảm hoạt động tranh tụng của Luật sư tại phiên tòa / Nguyễn Văn Tuấn // Luật học .- 2021 .- Số 9 .- Tr.31 - 32 .- 342.59702

Bảo đảm tranh tụng trong hoạt động xét xử là nguyên tắc cốt yếu của tư pháp được quy định tại Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tòa án phải bảo đảm các quyền lợi, nghĩa vụ hợp pháp của các bên trong tranh tụng, trong đó bảo đảm các quyền của Luật sư. Tuy nhiên, thực tiễn vẫn còn một số vấn đề ít nhiều có ảnh hưởng đến chất lượng tranh tụng của Luật sư tại các phiên tòa.

1578 Tăng cường đổi mới cải cách tư pháp trên phương diện lập pháp : một đòi hỏi cấp bách / Nguyễn Thị Hoài Thu // Luật học .- 2021 .- Số 9 .- Tr.37 - 38. .- 340.9

Những kết quả trên là sự nỗ lực, từng bước cải thiện thể chế pháp luật của các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Tuy nhiên, qua thực tiễn hành nghề Luật sư của mình, tôi nhận thấy còn có một số quy phạm pháp luật chưa rõ, chưa có cách hiểu thống nhất, còn gây tranh cãi hoặc chưa phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn trong việc áp dụng; chưa được các cơ quan có thẩm quyền giải thích, hướng dẫn đầy đủ, kịp thời.

1579 Một vài góp ý về dự thảo luật điện ảnh (sửa đổi) / Chu Hồng Thanh // Luật học .- 2021 .- Số 9 .- Tr.38 - 41 .- 340

Để phát triển điện ảnh xứng đáng với tầm vóc của ngành nghệ thuật rất quan trọng và có giá trị xã hội rất cao trong phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế thì Luật Điện ảnh cần được chuẩn bị kỹ lưỡng và công phu hơn, cần được bổ sung rất nhiều nội dung quan trọng và cần thiết như đã nêu trên. Sản phẩm điện ảnh có chất lượng cao về nội dung và giá trị nghệ thuật phục vụ xã hội sẽ có tác đông trực tiếp và tích cực đến các quan hệ chính trị, kinh tế, bản sắc văn hóa, đạo đức, văn minh, công bằng xã hội, truyền thống, mở rộng "biên giới mềm", nâng tầm uy thế Việt Nam trên trường quốc tế và góp phần xứng đáng vào phát triển văn minh nhân loại.

1580 Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng cá nhân trước tội phạm công nghệ cao / Nguyễn Thị Tú Trinh, Vũ Minh Hường, Hà Nhật Minh, Nguyễn Văn Mạnh // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 8(749) .- Tr. 24-26 .- 340

Phân tích và trình bày về việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng cá nhân trước tội phạm công nghệ cao. Tội phạm công nghệ cao trong hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đang gia tăng với thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây hậu quả nặng nề cho xã hội, đặc biệt là đối với khách hàng cá nhân. Xuất phát từ tình hình thực tiễn còn nhiều bất cập trong công tác phòng, chống tội phạm công nghệ cao của các ngân hàng thương mại.