CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
1431 Bất động sản du lịch ở Việt Nam - Thực trạng phát triển và kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật / Đoàn Văn Bình // Luật học .- 2021 .- Tr.41 - 54 .- Số 11 .- 346.597 043
Bài viết phân tích 1) Khái niệm, đặc điểm, vai trò của Bất động sản du lịch; 2) Thực trạng thị trường bất động sản du lịch và hệ thống chính sách, pháp luật liên quan; 3) Kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản du lịch phát triển ổn định, bền vững.
1432 So sánh thuật ngữ hợp đồng theo mẫu với một số thuật ngữ pháp lý khác có tính tương đồng / Trần Ngọc Diệp // Luật học .- 2021 .- Số 11 .- Tr.80 - 87 .- 343.07
Hợp đồng theo mẫu là một trong những loại hợp đồng phổ biến nhất trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên, ngoài hợp đồng theo mẫu, hiện vẫn còn tồn tại nhiều thuật ngữ khác có tính chất tương đồng và việc làm rõ sự khác nhau giữa các thuật ngữ này là rất cần thiết để bảo đảm việc sử dụng phù hợp trong quá trình áp dụng pháp luật. Bài viết so sánh giữa hợp đồng theo mẫu với một số thuật ngữ như: "mẫu hợp đồng", "điều kiện giao dịch chung ", "hợp đồng gia nhập" và "điều khoản mẫu" để làm rõ bản chất của từng thuật ngữ, từ đó đề xuất áp dụng các thuật ngữ cho phù hợp theo từng bối cảnh pháp lý.
1433 Pháp luật về bồi thường thiệt hại về nhà ở, công trình xây dựng khi nhà nước thu hồi đất: kiến nghị và giải pháp / Nguyễn Thành Phương, Trần Thanh Khỏe, Nguyễn Phan Quốc Kiệt // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 601 .- Tr. 95 - 97 .- 341
Bài viết phân tích các vấn đề có liên quan đến cơ chế bồi thường tài sản như nhà ở, công trình xây dựng, cây trồng, vật nuôi...trong tiến trình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Qua đó, nhóm tác giả chỉ ra những bất cập, thiếu sót trong quy định pháp luật và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế này trong tương lai.
1434 Tổ chức đời sống, xã hội truyền thống của đồng bào dân tộc Êđê ở Tây Nguyên - cơ sở hình thành Luật tục / Lê Duyên Hà // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 24(448) .- Tr.3 - 7 .- 344.597
Tây Nguyên là địa bàn sinh sống lâu đời của 12 dân tộc thiểu số tại chỗ, trong đó có đồng bào dân tộc Êđê. Cộng đồng người Êđê là cư dân đã có mặt lâu đời ở miền Trung Tây Nguyên. Dấu vết về nguồn gốc của dân tộc Êđê đã phản ánh lên từ các sử thi và trong nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật tạo hình dân gian. Dù cư trú ở địa bàn nào, cộng đồng Êđê đều sống thành từng buôn làng, gắn với canh tác nương rẫy và luôn luôn giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Chính những giá trị văn hóa truyền thống của người Ê đê đã tạo nên những nét văn hóa đặc trưng, trong đó có văn hóa phi vật thể là Luật tục. Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày, phân tích tổ chức đời sống, xã hội thống của đồng bào dân tộc Êđê - cơ sở hình thành Luật tục của người Êđê.
1435 Quyền tiếp cận biển và khai thác tài nguyên sinh vật biển của các quốc gia nội lục theo UNCLOS / // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 24(448) .- Tr.8 - 14 .- 341.23
Trong phạm vi bài viết này, các tác giả phân tích qui định của Công ước về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) về quyền tiếp cận biển và khai thác nguồn tài nguyên sinh vật biển đối với các quốc gia nội lục; phân tích những thách thức trong thực hiện quyền tiếp cận biển và khai thác tài nguyên sinh vật của các tài nguyên sinh vật biển của các quốc gia nội lục, và đề xuất giải pháp để các quốc gia nội lục vượt qua thách thức này.
1436 Bất cập về áp dụng thời hạn xử phạt vi phạm hành chính theo Luật Xử lý vi phạm hành chính / Hoàng Minh Khôi // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 24(448) .- Tr.31 - 35 .- 342.59706
Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày, phân tích những bất cập của các qui định về thời hạn trong Luật Xử lý vi phạm hành chính và việc áp dụng các qui định này qua một số hình thức xử phạt vi phạm hành chính cụ thể hiện nay. Tác giả cho rằng, trên thực tế trong những trường hợp nhất định, việc áp dụng thời hạn xử phạt vi phạm hành chính đã tác động làm xấu hơn tình trạng yếu thế của người vi phạm hành chính. Từ đó, tác giả kiến nghị giải pháp hoàn thiện các qui định về thời hạn trong Luật Xử lý vi phạm hành chính.
1437 Nhu cầu phát triển và các yếu tố ảnh hưởng đến phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và hòa giải trực tuyến / Chu Thị Hoa // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 24(448) .- Tr.36 - 43 .- 346.5970702632
Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích nhu cầu phát triển phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và hòa giải trực tuyến và các yếu tố yếu tố ảnh hưởng đến phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và hòa giải trực tuyến ở Việt Nam hiện nay. Tác giả cho rằng, trong điều kiện hiện nay, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, hoà giải trực tuyến là một phương thức phát triển mới và cần thiết cho các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, phương thức giải quyết tranh chấp mới này cần thời gian để doanh nghiệp dần thích nghi. Do đó, trong giai đoạn trước mắt, cần phải có những giải pháp về truyền thông - đẩy mạnh tuyên truyền về phương thức giải quyết tranh chấp mới này để xã hội đón nhận; rà soát hệ thống pháp luật, sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy định cản trở sự phát triển của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và hoà giải trực tuyến; ban hành quy tắc và hướng dẫn riêng dành cho trọng tài/hòa giải trực tuyến thay vì áp dụng quy tắc của trọng tài/hòa giải truyền thống cho trọng tài/hòa giải trực tuyến như hiện nay.
1438 Pháp luật về chứng cứ điện tử trong tố tụng dân sự Việt Nam / Nguyễn Thành Minh Chán // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 24(448) .- Tr.31 - 35 .- 346.597
Trong tình hình hiện nay với sự lây lan của dịch bệnh Covid-19, mọi giao dịch hầu hết diễn ra trên không gian mạng. Do đó, vấn đề cần giải quyết hiện nay là đưa ra mô hình lý luận nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về chứng cứ điện tử ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là thật sự cần thiết và thiết yếu.
1439 Qui định về trách nhiệm thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn / Cao Thị Oanh // Luật học .- 2021 .- Số 11 .- Tr.3 - 15. .- 341.23
Qui định về trách nhiệm thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn là nhóm qui định tạo cơ sở pháp lý để yêu cầu người có chức vụ, quyền hạn thực thi công vụ một cách vô tư, liêm chính, không tham nhũng. Vì vậy, pháp luật quốc tế cũng như pháp luật nhiều quốc gia trên thế giới đều qui định về vấn đề này theo những cách khác nhau. Thông qua việc so sánh qui định về trách nhiệm thực hiện qui tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 với Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng và quy định của một số quốc gia, bài viết đánh giá về mức độ tương thích với pháp luật quốc tế và mức độ tương đồng với pháp luật một số quốc gia về vấn đề này.
1440 Mối quan hệ giữa nội luật hóa điều ước quốc tế và hoạt động xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam của Phạm Vĩnh Hà / Phạm Vĩnh Hà // Luật học .- 2021 .- Số 11 .- Tr.16 - 29 .- 340.01422
Bài viết làm rõ sự liên hệ giữa nội luật hóa điều ước quốc tế và hoạt động xây dựng, hoàn thiện pháp luật như một đóng góp quan trọng cho khoa học pháp lí. Đồng thời, bài viết luận giải những tác động của yêu cầu nội luật hóa điều ước quốc tế cũng như những biểu hiện thực tiễn của những hoạt động này đến việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam. Ở chiều ngược lại, những thuận lợi cản trở từ những yếu tố hiện hữu thuộc hệ thống pháp luật đối với nội luật hóa các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên cúng sẽ được phân tích toàn diện trong bài viết.