CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
1421 Định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn trong Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam / GS. TS. Lê Thanh Hải // Môi trường .- 2021 .- Số 12 .- Tr. 31-33 .- 340

Trình bày khái niệm kinh tế tuần hoàn và cách tiếp cận kinh tế tuần hoàn trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam.

1422 Giới thiệu khung pháp lý thực hiện kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam / TS. Mai Thế Toản, TS. Lại Văn Mạnh // Môi trường .- 2022 .- Số 1 .- Tr. 24-28 .- 340

Trình bày nhận thức về kinh tế tuần hoàn; kinh tế tuần hoàn thực tiễn ở Việt Nam; kinh tế tuần hoàn trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; tiêu chí, lộ trình và cơ chế khuyến khích phát triển kinh tế tuần hoàn.

1423 Khung pháp lý thị trường tín dụng xanh, trái phiếu xanh trong pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam / Lại Văn Mạnh, Mai Thế Toản, Tạ Đức Bình // Môi trường .- 2022 .- Số 1 .- Tr. 45-49, 53 .- 340

Giới thiệu khung pháp lý cho thị trường tín dụng xanh, trái phiếu xanh ở Việt Nam trong khuôn khổ pháp luật bảo vệ môi trường và đưa ra một số gợi ý tiếp theo để hình thành, phát triển hai thị trường tín dụng xanh và trái phiếu xanh trong thời gian tới.

1424 Hạn chế, bất cập về hòa giải tranh chấp đất đai ở chính quyền cấp xã / ThS. Nguyễn Thị Phương Hồng // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 24 (374) .- Tr. 14-16 .- 340

Trình bày hạn chế, bất cập về hòa giải tranh chấp đất đai tại cấp xã. Đưa ra một số kiến nghị và giải pháp hòa giải tranh chấp đất đai ở chính quyền cấp xã.

1425 Sự tham gia và đóng góp của các tổ chức ngoài nhà nước trong tiến trình xây dựng quy định về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất ở Việt Nam / Nguyễn Thi, Nguyễn Hoàng Phượng, Nguyễn Phương Hà // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 1+2 (375+376) .- Tr. 102-103 .- 340

Điểm lại và nêu bật sự tham gia và đóng góp của các tổ chức ngoài nhà nước đối với việc xây dựng và hoàn thiện chính sách và phát luật nói chung và quy định về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất ở Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn trọng điểm 2019-2021.

1426 Đánh giá những mâu thuẫn, chồng chéo giữa pháp luật xây dựng và pháp luật đất đai / ThS. Đặng Trần Hiếu // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 3 (377) .- Tr. 20-22 .- 340

Trình bày những bất cập về pháp luật xây dựng và pháp luật đất đai. Từ đó, đề xuất, kiến nghị về hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai.

1427 Chính sách, pháp luật về thu hồi, bồi thường và hỗ trợ khi thu hồi đất của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Đoàn Thị Thanh Mai // Kế toán & Kiểm toán .- 2022 .- Số 219 .- Tr. 55 - 58 .- 340

Bài viết chỉ ra kinh nghiệm về thu hồi, bồi thường và hỗ trợ khi thu hồi đất của một số nước trên thế giới. Qua đó, rút ra một số bài học để quá trình thu hồi, bồi thường và hỗ trợ khi thu hồi đất tại Việt Nam hiệu quả hơn.

1428 Pháp luật về kiểm soát giao dịch có khả năng tư lợi trong hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần / TS. Phan Phương Nam // Ngân hàng .- 2021 .- Số 21 .- Tr. 14-21 .- 340

Khái quát chung pháp luật về kiểm soát giao dịch có khả năng tư lợi trong hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP); Thực trạng và một số bất cập trong quy định về kiểm soát giao dịch có khả năng tư lợi trong hoạt động của NHTMCP; Một số kiến nghị, đề xuất hoàn thiện quy định về kiểm soát giao dịch có khả năng tư lợi trong hoạt động của NHTMCP.

1429 Hoàn thiện pháp luật cho hoạt động sử dụng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ ở Việt Nam hiện nay / TS. Bùi Hữu Toàn // .- 2021 .- Số 24 .- Tr. 16-21 .- 340

Bài viết trao đổi các vấn đề pháp lý về Mobile_Money như một hình thức thanh tóa mới trong nền kinh tế và những vấn đề pháp lý cần quan tâm trong phát triển hình thức thanh toán này ơt nước ta hiện nay.

1430 Tranh chấp đất đai và tác động của nó tới mục tiêu phát triển bền vững vùng Tây Nguyên / Đậu Công Hiệp // Luật học .- 2021 .- Số 11 .- Tr.30 - 40 .- 346.597 043

Bài viết trình bày tác động của tình trạng tranh chấp đất đai tới một vài trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững và liên hệ với bối cảnh vùng Tây Nguyên. Qua đó bài viết rút ra kết luận: tranh chấp đất đai vừa là nguyên nhân khiến các mục tiêu phát triển bền vững gặp khó khăn, lại vừa là hệ quả khi việc thực hiện các mục tiêu này không đạt được hiệu quả. Trong bối cảnh vùng Tây Nguyên, vấn đề này lại càng cần được quan tâm bởi đây là khu vực giàu tiềm năng phát triển lại vừa tiềm ẩn những yếu tố phức tạp về chính trị, xã hội và văn hóa.