CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
1451 Hình thức của di chúc trong pháp luật dân sự Việt Nam qua các thời kỳ / Lưu Thị Phấn // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 20(444) .- Tr.50 - 56. .- 346
Nhìn lại quá trình phát triển hệ thống pháp luật về thừa kế ở nước ta, có thể thấy, hình thức của di chúc đã được quan tâm và quy định sơ khai ngay từ những văn bản pháp luật thời kỳ phong kiến và ngày càng được hoàn thiện qua các văn bản pháp luật sau này. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, quy định của pháp luật về hình thức di chúc hiện hành vẫn còn bộc lộ những mặt hạn chế trong quá trình áp dụng vào thực tiễn, đặc biệt trong công tác giải quyết các tranh chấp về thừa kế, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới.
1452 Tòa án trực tuyến và quyền xét xử công bằng : kinh nghiệm quốc tế và triển vọng ở Việt Nam / Bùi Tiến Đạt, Nguyễn bích Thảo, Trần Thị Trinh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 20(444) .- Tr.57 - 64 .- 340.9
Thời đại kỹ thuật số đã giúp cho các ý tưởng áp dụng “Tòa án trực tuyến” trở nên khả thi hơn với các hình thức như quản lý tòa án dựa trên môi trường internet, xét xử trực tuyến và truyền hình trực tiếp phiên tòa. Những hình thức tòa án trực tuyếnnày có thể tạo điều kiện đảm bảo tốt hơn đối với một số quyền xét xử công bằng, nhưng đồng thời những hình thức đó cũng hạn chế hoặc thậm chí triệt tiêu một số quyền xét xử công bằng khác. Mặc dù một số dịch vụ tư pháp dựa trên internet đã được ứng dụng ở một số quốc gia, nhưng chúng ta hiện vẫn chưa đánh giá đúng mức về sự ảnh hưởng của các dịch vụ đó đối với các quyền xét xử công bằng phổ quát. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả phân tích khả năng mở rộng một số hình thức thủ tục tư pháp trực tuyến và sự ảnh hưởng của những hình thức “Tòa án trực tuyến” đến quyền xét xử công bằng trên thế giới và ở Việt Nam.
1453 Thẩm quyền của tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức / Nguyễn Biên Thùy // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 21(445) .- Tr.3 - 7 .- 345.5970026
Điều 34 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức. Thẩm quyền của Tòa án còn là căn cứ pháp lý để công dân, cơ quan, tổ chức được quyền đòi hỏi Tòa án bảo vệ quyền khi bị xâm phạm. Thẩm quyền của Tòa án đối với việc xem xét hủy quyết định cá biệt còn là quy định để kiểm soát quyền lực hành chính đối với cơ quan hành chính nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự.Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày, phân tích quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức; chỉ ra những bất cập trên thực tế và đưa ra kiến nghị.
1454 Hoàn thiện Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ / Đỗ Đức Hồng Hà, Phùng Văn Huyên // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 21(445) .- Tr.8 - 12 .- 346.597048
Trong phạm vi bài viết này, các tác giả góp ý hoàn thiện Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ (Dự án Luật) trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV (tháng 10/2021).
1455 Hoàn thiện các qui định của luật Sở hữu trí tuệ về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian / Phan Quốc Nguyên, Mai Quỳnh Chi // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 21(445) .- Tr.13 - 17 .- 346.597048
Luật Sở hữu Trí tuệ đã có những quy định về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực mới và gây nhiều tranh cãi, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên phạm vi quốc tế. Tác phẩm văn học dân gian là tài sản chung của cộng đồng, nhưng không đồng nghĩa là vô chủ, có thể tùy nghi khai thác, sử dụng. Việc tùy tiện sử dụng, khai thác tác phẩm văn học dân gian sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực không nhỏ, thậm chí có thể theo chiều hướng ngược lại với những giá trị mà nó mang đến cho cộng đồng. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả trình bày, phân tíchthực trạng sử dụng tác phẩm văn học dân gian, thực trạng các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện.
1456 Thủ tục tố tụng hình sự đối với người dưới 18 tuổi / Nguyễn Thị Loan, Trần Thị Thanh Hằng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 21(445) .- Tr.18 - 24 .- 345.5970026
Trong phạm vi bài viết này, các tác giả trình bày, phân tích các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
1457 Hoàn thiện quy định Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả, giới hạn quyền tác giả / Trần Linh Huân, Nguyễn Mậu Trương // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 21(445) .- Tr.25 - 30 .- 346.597048
Luật Sở hữu trí tuệ được Quốc hội thông qua năm 2005 và đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009. Đây là văn bản pháp luật quan trọng điều chỉnh về các quan hệ xã hội liên quan đến loại tài sản đặc biệt - tài sản trí tuệ. Tuy nhiên, qua thực tiễn thi hành, một số quy định của Luật Sở hữu trí tuệ đã bộc lộ hạn chế, bất cập, trong đó có quy định về các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả, giới hạn quyền tác giả. Để khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, Chính phủ trình Quốc hội Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả phân tích và đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định của Dự thảo Luật (lần 3) về các quy định liên quan đến trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả, giới hạn quyền tác giả.
1458 Một số vấn đề về tội sản xuất, buôn bán hàng giả và tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp / Võ Thị Ánh Trúc, Phạm Thị Thúy // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 21(445) .- Tr.31 - 37 .- 345.597002632
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc nhóm các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại, được quy định tại Điều 192, Mục 1, Chương XVIII của Bộ luật Hình sự năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS năm 2015). Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thuộc nhóm tội phạm khác xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, được quy định tại Điều 226, Mục 3, Chương XVIII của BLHS năm 2015. Mặc dù quy định của BLHS năm 2015 có nhiều điểm mới tiến bộ và phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành BLHS năm 2015 cho thấy vẫn còn nhiều vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật về 02 tội danh này.
1459 Một số vấn đề về tội sản xuất, buôn bán hàng giả và tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp / Nguyễn Thành Minh Chánh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 21(445) .- Tr.38 - 41 .- 341.753
Ngày 27/9/2019, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trên cơ sở thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia đựa trên nền tảng công nghệ số, Internet và không gian mạng. Có thể thấy, Đảng và Nhà nước ta nhận thấy được sức mạnh của thời đại kỷ nguyên số trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Khi Việt Nam tham gia ngày càng sâu rộng vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới thì tốc độ phát triển hoạt động thương mại điện tử bùng nổ nhanh chóng và cần có phương thức giải quyết phi truyền thống là phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến (Online Dispute Resolution – ODR).
1460 Hoàn thiện các qui định của pháp luật về chủ thể tham gia xác định giá trị tổ chức tín dụng trong quấ trình tái cơ cấu / Nguyễn Ngọc Yến // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 21(445) .- Tr.42 - 50 .- 346.597 073
Xác định giá trị doanh nghiệp là một trong những hoạt động phải thực hiện khi tổ chức tín dụng tiến hành tái cơ cấu, thậm chí hoạt động này có ý nghĩa quyết định sự thành công của mục đích tái cơ cấu mà tổ chức tín dụng đặt ra. Trong khâu xác định giá trị doanh nghiệp, việc nhận diện những chủ thể tham gia và quyền, trách nhiệm của mỗi chủ thể đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra kết quả giá trị doanh nghiệp đảm bảo sự chính xác, khách quan. Do vậy, việc rà soát và hoàn thiện các quy định của pháp luật về chủ thể tham gia xác định giá trị tổ chức tín dụng trong quá trình tái cơ cấu là yêu cầu tất yếu.