CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
1401 Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư / Trần Anh Tuấn // Luật học .- 2022 .- Số 1 .- Tr.31 - 46 .- 346.597
Bài viết phân tích, luận giải về chính sách của Đảng đối với pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam trong bối cảnh tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; xác định những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có tác động tới lĩnh vực tư pháp dân sự và có khả năng ứng dụng những thành tự này trong việc hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu này, bài viết phân tích triết lý, kinh nghiệm của Pháp, Đức, Liên minh Châu Âu trong việc pháp lý hóa các vấn đề kỹ thuật, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam đáp ứng yêu cầu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
1402 Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực lao động thực trạng và những khía cạnh pháp lý đặt ra / Trần Thị Thúy Lâm, Nguyễn Việt Hùng // Luật học .- 2022 .- Số 1 .- Tr.47 - 56 .- 346.597
Bài viết phân tích về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực lao động, thực trạng pháp luật và những khía cạnh pháp lý đặt ra đối với những thỏa thuận này từ một số vụ việc trên thực tế; đưa ra kiến nghị nhằm xây dựng khung pháp lý về thỏa thuận này từ một số vụ việc trên thực tế; đưa ra kiến nghị nhằm xây dựng khung pháp lý về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực lao động ở Việt Nam.
1403 Xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại: kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam / Nguyễn Thị Tình // .- 2022 .- Số 12 .- Tr.57 - 71 .- 346.066
Pháp luật về nhượng quyền thương mại ghi nhận quyền gia nhập thị trường của các thương nhân, cách thức để thương nhân triển khai ý tưởng kinh doanh và quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình triển khai hoạt động nhượng quyền thương mại. Bài viết tập trung phân tích quan điểm xử lí hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại của một số nước Hoa Kỳ, Trung Quốc, Malaysia, và khuyến nghị cho Việt Nam.
1404 Dẫn độ tội phạm tham nhũng theo qui định công ước về chống tham nhũng và một số thách thức đặt ra đối với việc thực thi / Phạm Hồng Hạnh // Luật học .- 2022 .- Số 01 .- Tr.83 - 96 .- 345.597002632
Trong những năm gần đây, việc bỏ trốn ra nước ngoài khi hành vi phạm tội bị phát hiện, đặc biệt là tội tham nhũng, đang là xu hướng tại nhiều nước. Để có cơ sở pháp lý cho các quốc gia trong việc dẫn độ tội phạm tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng đã ghi nhận những vấn đề pháp lý cơ bản về đẫn độ đối với loại tội phạm này. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động dẫn độ tội phạm tham nhũng trong thời gian qua đã bộc lộ không ít thách thức. Bài viết phân tích các qui định của Công ước về chống tham nhũng, chỉ ra những thách thức trong thực tiễn thực hiện hoạt động dẫn độ đối với loại tội phạm này.
1405 Hoàn trả tài sản bảo đảm là vật chứng trong vụ án hình sự cho các tổ chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam / Lương Khải Ân // Luật học .- 2022 .- Số 1 .- Tr.72 - 82 .- 345.597002632
Bài viết đánh giá tránh nhiệm thực thi các quyền ưu tiên hoàn trả vật chứng là tài sản bảo đảm trong vụ án hình sự cho các tổ chức tín dụng còn nhiều bất cập, vướng mắc trong quy định pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng. Trên cơ sở đó đề xuất một số phương pháp, kiến nghị trao quyền ưu tiên cho các tổ chức tín dụng xử lý tài sản bảo đảm trong các thỏa thuận cấp tín dụng để xử lý nợ xấu nếu có căn cứ chứng minh giao dịch được xác lập hợp pháp, thay vì chờ cho đến khi có kết quả của vụ án hình sự.
1406 Bảo vệ, giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt nhìn từ góc độ pháp lý về quyền và trách nhiệm công dân / Nguyễn Thị Mai Hoa // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 1+2 .- Tr.34 - 38 .- 341.48
Trong đường lối lãnh đạo đất nước, Đảng ta luôn coi trọng ngôn ngữ, gắn ngôn ngữ với lợi ích của quốc gia, quyền lợi dân tộc, quyền lợi nhân dân; có định hướng để bảo vệ, giữ gìn và phát triển ngôn ngữ. Tiếng việt là thành tố quan trọng của văn hóa Việt Nam. Ở nước ta, các dân tộc nhìn chung đều có ngôn ngữ của mình ( tiếng mẹ đẻ ), nhưng tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia (quốc ngữ) theo qui định Hiến pháp 2013. Mọi công dân Việt Nam, dù thuộc dân tộc nào, cũng có trách nhiệm và quyền lợi khi sử dụng quốc ngữ trong các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Nhìn từ góc độ pháp lý, bảo vệ, giữ gìn, sự trong sáng tiếng việt là quyền đồng thời là trách nhiệm của mỗi công dân.
1407 Pháp quyền hay nhà nước pháp quyền? / Chu Hồng Thanh // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 1+2 .- Tr.39 - 42 .- 342.59702
Kế hoạch xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” là một kế hoạch Đề án quốc gia có tầm vóc rộng lớn, có tính thời sự cao, thể hiện tính bức thiết cả về tư duy lý luận và thực tiễn. 12 nội dung nghiên cứu với 28 chuyên đề chuyên sâu triển khai cho thấy Kế hoạch xây dựng Đề án hướng tới xây dựng một mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp; xây dựng các chiến lược cải cách tư pháp, chiến lược cải cách hành chính, chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam… Để góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của triển khai Kế hoạch xây dựng Đề án, dưới giác độ khoa học pháp lý cần duy danh định nghĩa tường minh hơn một từ khóa quan trọng nhất của Đề án là “Nhà nước pháp quyền”. Việc làm rõ khái niệm này có ảnh hưởng trực tiếp tới thành công và chất lượng thực tế của triển khai xây dựng Đề án.
1408 Qui định pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn đàm phán hợp đồng thương mại / Lữ Thị Ngọc Diệp // Luật học .- 2021 .- Số 11 .- Tr.55 - 69 .- 346.5970220
Bài viết nghiên cứu về nghĩa vụ cung cấp thông tin của các bên trong quá trình đàm phán hợp đồng thương mại với mục tiêu: 1) Xác định nhu cầu và mức độ điều chỉnh của pháp luật đối với nghĩa vụ cung cấp thông tin; 2) Tìm hiểu các qui định của pháp luật Việt Nam hiện hành về nghĩa vụ cung cấp thông tin trong quá trình đàm phán hợp đồng thương mại; 3) khẳng định rằng bên nào có hành vi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin đều có khả năng gánh chịu những chế tài nhất định. Bài viết cũng chỉ ra rằng, hệ thống pháp luật Việt Nam bước đầu đã có qui định về nghĩa vụ, tuy nhiên vẫn tồn tại một số hạn chế, bất cập trong các qui định này, từ đó đặt ra yêu cầu tiếp tục nghiên cứu thực tiễn và hoàn thiện pháp luật.
1409 Bồi thường thiệt hại mang tính trừng phạt và khả năng áp dụng trong pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam / Nguyễn Phương Thảo // Luật học .- 2021 .- Số 11 .- Tr.70 - 69 .- 346.597048
Bồi thường thiệt hại mang tính trừng phạt là nguyên tắc được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam, nguyên tắc này không được ghi nhận trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong dân sự nói chung cũng như trong sở hữu trí tuệ. Bài viết phân tích cơ sở lí luận và thực tiễn nguyên tắc bồi thường thiệt hại mang tính trừng phạt; khả năng áp dụng nguyên tắc này trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nhằm tăng cường tính răn đe, phòng ngừa hành vi xâm phạm bằng việc áp dụng nguyên tắc bồi thường thiệt hại mang tính trừng phạt.
1410 Qui định của pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua căn hộ chung cư / Nguyễn Thị Khánh Vân // Luật học .- 2021 .- Số 11 .- Tr.88 - 100 .- 346.597 043
Bài viết phân tích các qui định của pháp luật về cấp giấy chứng nhận cho bên mua căn hộ chung cư thuộc dự án xây nhà ở thương mại như: điều kiện để bên mua được cấp giấy chứng nhận và nghĩa vụ làm thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận cho bên mua căn hộ chung cư trên thực tế, từ đó chỉ ra các bất cập của quy định pháp luật và đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm góp phần đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận.