CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
1351 Nhận thức pháp lý về vận động hành lang / Chu Hồng Thanh // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 3 .- Tr.22 - 26 .- 340

Vận động hành lang là một khái niệm đã xuất hiện ở nhiều quốc gia, có những quốc gia đã luật hóa khái niệm này nhưng nhiều quốc gia và nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu cho rằng không thể quy định trong luật về vận động hành lang. Vận động hành lang có liên quan chặt chẽ tới nhiều quy định pháp luật khác, trong đó có pháp luật điều chỉnh các quan hệ chính trị và pháp luật về phòng chống tham nhũng. Ở các nước đang phát triển, khái niệm này dường như còn rất mới và xa lạ. Nghiên cứu "Nhận thức pháp lý về vận động hành lang" xem xét vận động hành lang dưới giác độ pháp luật, kết quả nghiên cứu có nhiều ý nghĩa về nhận thức và thực tiễn.

1352 Chính sách văn hóa trong quản lý nhà nước về điện ảnh / Phan Văn Tú // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 3 .- Tr.27 - 30 .- 344.597

Những năm gần đây, trong bối cảnh đất nước đổi mới, hội nhập, điện ảnh Việt Nam đã có những thành tựu đáng ghi nhận nhưng cũng đang đứng trước những cơ hội và thách thức. Việc này đòi hỏi chính sách văn hóa trong quản lý nhà nước về điện ảnh cần được đổi mới, để điện ảnh nước nhà có thể phát triển thành một ngành công nghiệp văn hóa vững mạnh.

1353 Mạnh dạn áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội / Nguyễn Kiều Hưng // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 3 .- Tr.35 - 36 .- 345.597002632

Suy đoán vô tội là một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự được hầu hết các nước có nền khoa học pháp lý phát triển áp dụng. Ở Việt Nam, mãi cho đến năm 2015 thì thuật ngữ này mới được định danh trong luật, nhưng thực tiễn áp dụng chưa được như mong muốn.

1354 Một số vấn đề về tội xâm phạm quyền bình đẳng giới / Hồ Quân // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 3 .- Tr.41- 44 .- 345.597002632

Theo Liên hợp quốc, bình đẳng giới có nghĩa là phụ nữ và đàn ông được hưởng những điều kiện như nhau để thực hiện đầy đủ quyền con người và có cơ hội đóng góp, thụ hưởng những thành quả phát triển của xã hội nói chung. Do đó, bình đẳng giới đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của một đất nước nhằm hướng tới một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

1355 Những vấn đề cần lưu ý khi áp dụng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường / Hoàng Văn Vy // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 3 .- Tr.47 - 50 .- 344.597 046

Xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường (BVMT) là lĩnh vực khá đặc thù, nặng về kỹ thuật; cùng một nội dung có thể có nhiều cách hiểu khác nhau, nên việc áp dụng Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT tại các địa phương còn nhiều lúng túng, không thống nhất, dễ phát sinh khiếu nại, tùy tiện hoặc đôi khi có thể làm phát sinh tiêu cực trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính về BVMT.

1356 Hướng dẫn thi hành pháp luật hình sự và tố tụng hình sự còn nhiều hạn chế / Trần linh Huân // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 3 .- Tr.51 - 54 .- 345.5970026

Thực tiễn nhận thức và áp dụng pháp luật của VKS và Tòa án còn nhiều vướng mắc, nhiều trường hợp thỉnh thị về VKSND Tối cao, TAND Tối cao về pháp luật hình sự và tố tụng nhưng chưa được hướng dẫn kịp thời, đầy đủ bằng nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao. Trong thời gian qua, TAND Tối cao và VKSND Tối cao ban hành các công văn, là hình thức hướng dẫn không chính thức, giá trị pháp lý không cao, có trường hợp quan điểm không thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, nhận thức bất đồng giữa bên buộc và gỡ tội, giữa Tòa án các cấp khi vận dụng các công văn hướng dẫn đơn ngành...

1357 Tội gây ô nhiễm môi trường / Trần linh Huân // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 3 .- Tr.55 - 58 .- 344.597 046

Tội gây ô nhiễm môi trường là tội phạm đã được quy định tại Điều 182 Bộ luật Hình sự 1999 với tên “tội gây ô nhiễm không khí” và được đổi tên thành “tội gây ô nhiễm môi trường” theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 37/2009/QH12.

1358 Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề luật sư giai đoạn 2021 - 2030 / Lê Mai Anh // Luật sư Việt Nam .- 2021 .- Số 6 .- Tr.4 - 8 .- 340

Giai đoạn 2021-2030 là giai đoạn mô hình đào tạo nghề Luật sư tại Việt Nam cần được phát triển lên một tầm mới. Điểm mấu chốt trong các đặc thù của hệ thống đào tạo nghề Luật sư hiện nay là vai trò, chức năng của từng bên liên quan theo sự điều chỉnh của pháp luật về Luật sư hiện hành. Điều này cho thấy, chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề Luật sư hiện nay cũng như thời gian tới luôn chịu sự tác động của tác nhân khách quan, trong đó có tác động từ hệ thống thể chế quản lý nhà nước về đào tạo nghề Luật sư và vai trò phối hợp tham gia hoạt động đào tạo Luật sư của cơ sở đào tạo nghề Luật sư và của các tổ chức hành nghề Luật sư trên cả hai tư cách chủ thể tham gia vào quá trình đào tạo và chủ thể sử dụng sản phẩm đào tạo. Bài viết nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề Luật sư hiện nay ở Việt Nam.

1359 Tội cố ý làm trái và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng : Góc nhìn lý luận và thực tiễn trong tình hình mới / Nguyễn Quang Anh // Luật sư Việt Nam .- 2021 .- Số 6 .- Tr.9 - 13 .- 345.5970026

Thời gian gần đây, qua theo dõi một số phiên tòa xét xử, có thể thấy nhiều bị cáo bị truy tố về tội danh "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" - Điều 165 Bộ luật Hình sự năm 1999 (nay được thay thế bằng 09 tội danh khác trong Bộ luật Hình sự năm 2015). Tuy nhiên, cũng có luồng ý kiến khác cho rằng bị cáo chỉ phạm tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" - Điều 285 Bộ luật Hình sự năm 1999 (nay là Điều 360 Bộ luật Hình sự năm 2015). Vậy, sự khác biệt giữa hai tội danh này là gì? Trong bài viết dưới đây, tác giả sẽ phân tích một số vấn đề bất cập và dễ gây nhầm lẫn trong quá trình giải quyết một vụ án hình sự cụ thể liên quan đến hai loại tội danh này. Qua đó, đề xuất một số kiến nghị, giải pháp để giải quyết những vụ án tồn đọng áp dụng theo Bộ luật Hình sự năm 1999 và sửa đổi bổ sung liên quan đến hai loại tội danh này theo Bộ luật Hình sự năm 2015

1360 Định tội danh về hành vi giết người và cố ý gây thương tích / Trần Quang Minh, Nguyễn Thị Minh Nhật // Luật sư Việt Nam .- 2021 .- Số 6 .- Tr.14 - 18 .- 345.597002632

Định tội danh là một vấn đề vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn. Dưới khía cạnh là một hoạt động tố tụng diễn ra trên thực tế, định tội danh hướng đến việc lựa chọn đúng qui phạm pháp luật hình sự để áp dụng đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội. Thực tế quá trình thực hiện nhiệm vụ cho thấy cơ quan tiến hành tố tụng gặp không ít khó khăn trong việc định tội danh, nhất là trong trường hợp các tội có cấu thành tương tự nhau. Trên thực tế, sự khác nhau cơ bản giữa 2 tội danh này thể hiện rõ nét qua ý thức chủ quan của người phạm tội khi thực hiện hành vi. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm tranh cãi xung quanh việc định tội danh giữa hai loại tội này trong một số trường hợp cụ thể.