CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
1341 Đổi mới việc lập chương trình luật, pháp lệnh hằng năm của Quốc hội / Đinh Dũng Sỹ // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 2+3 (450+451) .- Tr.25 - 30 .- 342.597

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định việc lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm. Tuy nhiên, sự cần thiết và tính khả thi của chương trình này là một vấn đề rất cần bàn. Vì thực tiễn cho thấy, tính khả thi của chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm thấp, tình trạng điều chỉnh bổ sung, rút, hoãn diễn ra thường xuyên và gần như là điều không thể tránh khỏi từ rất nhiều năm, qua nhiều nhiệm kỳ Quốc hội. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích nguyên nhân của tình trạng nêu trên và đề xuất giải pháp khắc phục.

1342 Quyền Tiếp cận vắc xin phòng ngừa Covid-19 trong bối cảnh hiện nay / Nguyễn Văn Quân, Vũ Thành Cự // .- 2022 .- Số 2+3 (450+451) .- Tr.31 - 41 .- 346.597048

Đại dịch Covid-19 là thách thức lớn nhất đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại trong giai đoạn hiện nay. Thế giới chỉ có thể thoát khỏi đại dịch và quay trở lại trạng thái bình thường thông qua việc tiêm chủng rộng rãi trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, nguồn cung cấp vắc xin có hạn vẫn là một thách thức lớn đối với các nước đang phát triển. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả phân tích các quan điểm khác nhau về việc miễn trừ bảo hộ vắc xin Covid-19 dưới góc độ luật sở hữu trí tuệ và luật nhân quyền quốc tế; chỉ ra các cản trở của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi đối với mở rộng quyền tiếp cận vắc xin; và đánh giá tác động của cơ chế quản trị toàn cầu hiện có trong việc thúc đẩy tiếp cận vắc xin Covid-19.

1343 Pháp luật về giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư : một số bất cập và hướng hoàn thiện / Phạm Hoàng Linh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 2+3 (450+451) .- Tr.54 - 61 .- 346.597 043

Theo quy định của pháp luật hiện hành, để thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất đai, nhà đầu tư phải thông qua hình thức giao đất hoặc cho thuê đất. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân như thiếu cơ chế pháp lý giám sát, kiểm soát chặt chẽ đối với hoạt động này nên trên thực tế đã phát sinh nhiều tiêu cực. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích thực trạng thực hiện pháp luật về giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư, chỉ ra những bất cập và đưa ra một số kiến nghị.

1344 Hoàn thiện luật sở hữu trí tuệ nhằm thúc đẩy thị trường chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu / // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 2+3 (450+451) .- Tr.62 - 69 .- 346.597048

Nhãn hiệu là tài sản trí tuệ có giá trị của doanh nghiệp. Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, nhằm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ, xây dựng thương hiệu sản phẩm/dịch vụ, nhu cầu về giao dịch chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu ngày càng tăng. Sự khai thác hiệu quả và kịp thời nhãn hiệu sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho cả bên thuê và bên cho thuê. Do vậy, việc hoàn thiện pháp luật nhằm thúc đẩy các giao dịch này là rất cần thiết. Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện nay đã có các quy định về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu nhưng mới chỉ là các quy phạm pháp luật điều chỉnh kết quả, chứ chưa điều chỉnh lực đẩy làm phát sinh giao dịch. Trong phạm vi bài viết này, các tác giảtập trung làm rõ khái niệm thị trường chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu; phân tích nhu cầu, lý do thúc đẩy thị trường chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu; đồng thời phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu để thấy sự thuận lợi và bất cập trong các quy định này nhằm góp phần hoàn thiện Luật Sở hữu trí tuệ.

1345 Các qui định của luật Doanh nghiệp năm 2020 về cổ đông, hội đồng quản trị, giám đốc, tổng công ty cổ phần - một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện / Trần Thăng Long, Phan Huy Lâm // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 2+3 (450+451) .- Tr.78 - 83 .- 346.066

Trong phạm vibài viết này, các tác giả phân tích các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 về cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc/Tổng giám đốc, những thành tố tạo nên khung pháp lý về quản trị công ty cổ phần và chỉ ra một số bất cập và đề xuất giải pháp hoàn thiện.

1346 Điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh đối với hành vi ngăn cản, kìm hãm đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường trong hoạt động đại lý thương mại / Bùi Thị Hằng Nga, Nguyễn Lê Thanh Duyên // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 2+3 (450+451) .- Tr.84 - 94 .- 346.066

Đại lý thương mại là một trong những hoạt động trung gian thương mại được sử dụng ngày càng phổ biến trong nền kinh tế. Để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên khi áp dụng hoạt động đại lý, bên giao đại lý và bên đại lý phải ký kết hợp đồng. Tự do thỏa thuận nội dung của hợp đồng là một trong những đặc điểm đặc thù của hợp đồng đại lý thương mại. Trong nhiều trường hợp, bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận với nhau một điều khoản nhằm ngăn cản, kìm hãm đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường để bảo vệ vị thế của mình, đồng thời loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Theo pháp luật cạnh tranh, điều khoản này chứa đựng hành vi có thể có nguy cơ gây tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh và cần được ngăn cấm. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả phân tích các quy định của pháp luật canh tranh điều chỉnh hành vi ngăn cản, kìm hãm đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường trong hoạt động đại lý thương mại và đưa ra các khuyến nghị.

1347 Pháp luật về bảo vệ môi trường trong việc bảo đảm phát triển bền vững / Hoàng Quốc Lâm // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 3 .- Tr.4 - 7 .- 344.597 046

Nước ta đang đối mặt với nhiều thách thức, hàng loạt mâu thuẫn nảy sinh giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường có tác động mạnh tới việc thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật môi trường nói riêng, đòi hỏi các nhà khoa học và lập pháp tìm cách giải quyết để đưa đất nước phát triển bền vững. Khi tham gia vào các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, buộc các chủ thể phải tìm hiểu pháp luật, có ý thức tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, làm sao cho các hành vi của mình phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật, được pháp luật cho phép và, trong trường hợp cần thiết, có thể sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Trong lĩnh vực môi trường, pháp luật là công cụ quan trọng để quản lý môi trường, tạo ra sự phối hợp giữa phát triển kinh tế - xã hội thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, điều đó cho thấy hiểu biết và thực hiện tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường chính là yếu tố bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững không chỉ cho thế hệ hiện tại mà còn cho cả thế hệ tương lai.

1348 Thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường không khí và kiến nghị hoàn thiện / Trần linh Huân // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 3 .- Tr.8 - 11 .- 344.597 046

Hiện nay hành lang pháp lý điều chỉnh về hoạt động bảo vệ môi trường không khí tại Việt Nam đã được xây dựng và không ngừng hoàn thiện. Tuy nhiên, bênh cạnh những kết quả tích cực đạt được thì hệ thống quy định pháp luật điều chỉnh về hoạt động này cũng còn tồn tại không ít vấn đề hạn chế, bất cập, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tính hiệu quả trong hoạt động bảo vệ môi trường không khí. Xuất phát từ đó, bài viết tập trung phân tích đánh giá, làm rõ một số vấn đề còn bất cập, hạn chế trong quy định pháp luật về bảo vệ môi trường không khí và từ đó đưa ra một số đề xuất, kiến nghị hoàn thiện.

1349 Tội phạm môi trường và các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường / Lê Văn Hợp // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 3 .- Tr.12 - 17 .- 344.597 046

Mỗi năm, Việt Nam thiệt hại do ô nhiễm môi trường tương đương với 5% GDP. Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay ở nước ta có nhiều, nhưng các nguyên nhân chính gồm: những bất cập của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; tính răn đe của các quy định xử lý vi phạm pháp luật môi trường còn thấp; ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường chưa cao... Vì vậy, xác định, quy định cụ thể các chế tài nghiêm minh, đủ sức răn đe trừng phạt các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật môi trường là rất cần thiết, góp phần bảo vệ môi trường sống xanh, sạch, đẹp, phát triển bền vững đất nước. Bài viết này tập trung phân tích về những hành vi vi phạm pháp luật về BVMT và các chế tài xử lý vi phạm.

1350 Công nhận lẫn nhau trong ASEAN về dịch vụ kế toán, kiểm toán và cơ chế thực hiện tại Việt Nam / Vũ Ngọc Dương // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 3 .- Tr.18 - 21 .- 343.597034

Công nhận lẫn nhau trong thương mại dịch vụ là cơ chế cho phép nhà cung cấp dịch vụ của quốc gia này có đủ điều kiện để cung cấp dịch vụ tại quốc gia khác, qua đó góp phần tạo ra sự tự do di chuyển lao động, giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động quốc gia, đặc biệt là lao động chất lượng cao. Bài viết phân tích làm rõ cơ chế công nhận lẫn nhau về dịch vụ kế toán, kiểm toán của ASEAN và thực tiễn thực hiện tại Việt Nam.