CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
1251 Vấn đề giới hạn của việc xét xử quy định tại Điều 298 Bộ luật Tố tụng hình sự / Nguyễn Xuân Kỳ // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 4 .- Tr.11-15 .- 345.5970026
Giới hạn xét xử là chế định pháp lý quan trọng trong pháp luật tố tụng hình sự. Là cơ sở pháp lý để xác định phạm vi xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm (được xét xử những bị cáo nào, theo hành vi nào, tội danh nào), đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn những vướng mắc, bất cập.
1252 Thực tiễn hoạt động bào chữa của luật sư trong tố tụng hình sự / Nguyễn Đức Hùng // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 4 .- Tr.26 - 28 .- 345.5970026
Quyền được bào chữa là quyền của mỗi cá nhân, người bị buộc tội có quyền yêu cầu có người bào chữa, cũng có quyền thay đổi hoặc từ chối sự tham gia của người bào chữa. Đây là yêu cầu đầu tiên liên quan tới sự xuất hiện của người bào chữa trong quá trình tố tụng hình sự, cũng là việc các cá nhân tự bảo đảm quyền con người của chính mình.
1253 Giá trị pháp lý của các giao dịch mua bán, chuyển nhượng nhà đất do luật sư làm chứng / Đinh Trọng Liên // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 4 .- Tr.29-33 .- 346.597 043
Giao dịch về mua bán nhà ở và chuyển nhượng quyền sử dụng đất được pháp luật quy định rất chặt chẽ trong Luật Đất đai, Luật Nhà ở và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều cá nhân, tổ chức không tuân thủ các quy định của pháp luật về mặt nội dung lẫn hình thức khi tham gia vào các giao dịch nêu trên. Không ít các văn phòng luật sư tham gia với tư cách là người làm chứng trong các hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất. Chính vì vậy, nghiên cứu về tư cách chủ thể, giá trị pháp lý đối với các hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất khi luật sư tham gia với tư cách là người làm chứng có vai trò quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn, góp phần ổn định và lành mạnh hóa các quan hệ giao dịch về nhà đất trong giai đoạn hiện nay.
1254 Phát triển nguồn nhân lực phát triển cao đáp ứng yêu cầu hội nhập trong khu vực / Vũ Ngọc Dương // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 4 .- Tr.37-41 .- 340
Đại hội XIII của Đảng đặt ra mục tiêu đến năm 2045 đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Để thực hiện mục tiêu này, một trong những yếu tố then chốt mà Nghị quyết Đại hội đề ra đó chính là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ quá trình phát triển đất nước, hội nhập quốc tế. Đặc biệt, khi Cộng đồng kinh tế ASEAN hình thành vào năm 2015, vấn đề tự do di chuyển lao động lành nghề trong khu vực đặt ra thách thức không nhỏ đối với lao động Việt Nam trong bối cảnh lao động nước ta chủ yếu là lao động chất lượng thấp, chưa qua đào tạo, thiếu kỹ năng, yếu tay nghề. Bài viết phân tích những nội dung chủ yếu trong Nghị quyết Đại hội XIII về vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cùng với khung pháp lý cơ bản về tự do di chuyển lao động lành nghề của Cộng đồng kinh tế ASEAN, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực.
1255 Kiểm soát quyền tùy nghi trong việc xây dựng và áp dụng các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hành chính / Nguyễn Nhật Khanh // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 4(143) .- Tr.14-26 .- 342.59706
Quyền tùy nghi thể hiện trong tất cả nội dung của quản lý nhà nước, trong đó có hoạt động truy cứu trách nhiệm hành chính. Tuy nhiên, để việc sử sụng quyền tùy nghi phù hợp với mục đích của nhà nước đòi hỏi phải có cơ chế kiểm soát. Trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ phân tích vấn đề kiểm soát quyền tùy nghi trong việc xây dựng và áp dụng các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hành chính.
1256 Quan hệ pháp lý giữa tài xế công nghệ và hãng xe công nghệ hiện nay nhìn từ vụ tài xế Grab bike đình công / Nguyễn Bình An // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 4(143) .- Tr.42-57 .- 344.01597
Bài viết này nghiên cứu các quan điểm pháp lý của một số quốc gia trên thế giới, và tập trung phân tích các qui định của Bộ Luật Lao động năm 2019 về qua hệ pháp lý giữa tài xế công nghệ và hãng xe công nghệ; từ đó làm rõ các quyền lao động của tài xế công nghệ tại Việt Nam và đề xuất những gợi ý hoàn thiện pháp luật lao động.
1257 Kinh tế chia sẻ và dịch vụ kết nối : nhu cầu điều chỉnh về mặt pháp lý trong bối cảnh chuyển đổi ở Việt Nam / Dương Kim Thế Nguyên, Huỳnh Thiên Tứ // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 4(143) .- Tr.58-67 .- 343.59707
Kinh tế chia sẻ là một trong những mô hình kinh tế mới, trỗi dậy mạnh mẽ trong quá trình chuyển đổi số và thu hút sự quan tâm của đông đảo thành phần trong xã hội. Phân tích nội hàm và mô hình các xu hướng phát triển khác nhau của kinh tế chia sẻ, bài viết chỉ ra nhu cầu điều chỉnh về mặt pháp lý đối với các xu hướng phát triển ấy. Từ đó, tác giả đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật điều chỉnh các mô hình phát triển của kinh tế chia sẻ và hoạt động của dịch vụ trung gian kết nối ở Việt Nam.
1258 Thực hiện chính sách pháp luật về liên kết vùng phát triển sản phẩm du lịch tại các tỉnh Bắc Trung Bộ / Lê Thị Tịnh // .- 2022 .- Số 773 .- Tr. 119-121 .- 340
Bài viết nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách pháp luật về liên kết vùng phát triển sản phẩm du lịch các tỉnh Bắc Trung Bộ và đề xuất số giải pháp đẩy mạnh thực hiện chính sách liên kết xây dựng sản phẩm du lịch vùng.
1259 Nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức / Thái Thị Tuyết Dung // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 3(142) .- Tr. 15 - 22 .- 340
Xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức là vấn đề cực kỳ quan trọng trong công tác cán bộ, bởi hậu quả từ việc xử lý kỷ luật ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và con đường phát triển mỗi cá nhân. Tuy nhiên, quy định pháp luật về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức còn nhiều bất cập, một trong những bất cập đó là các nguyên tắc về xử lý kỷ luật chưa rõ rang, thậm chí mâu thuẫn nhau, nên khó có thể làm cơ sở để viện dẫn trong trường hợp các quy định chi tiết chưa đề cập, nhất là trong Nghị định về kỷ luật công chức, viên chức.
1260 Tài trợ từ bên thứ ba trong trọng tài thương mại: Kinh nghiệm từ một số hệ thống pháp luật cho Việt Nam / Trần Hoàng Tú Linh, Huỳnh Quang Thuận // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 3(142) .- Tr. 23 - 35 .- 340
Tài trợ trọng tài từ bên thứ ba trong trọng tài thương mại là một hoạt động tương đối mới nhưng đã và đang trở nên ngày càng phổ biến hơn trên thế giới. Bài viết trình bày sự phát triển của tài trợ từ bên thứ ba trong trọng tài thương mại ở Anh, Singapo, Hồng Kong, Pháp và Đức, sau đó phân tích khả năng ghi nhận hoạt động này trong pháp luật Việt Nam.