CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
1271 Vấn đề ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước trong tình trạng khẩn cấp: Tham chiếu từ dịch bệnh Covid -19 / Cao Vũ Minh // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 2(141) .- Tr. 94-114 .- 340

Tình trạng khẩn cấp là trạng thái xã hội đang lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân tác động, đe dọa sự sống còn của quốc gia. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trog tình trạng khẩn cấp có ý nghĩa to lớn nhằm kích hoạt mọi biện pháp cần thiết để ứng phó với tình trạng cực kỳ khó khan, nguy hiểm mà đất nước đang gánh chịu. Bài viết phân tích hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước trong tình trạng khẩn cấp và đề xuất giải pháp hoàn thiện.

1272 Vấn đề ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước trong tình trạng khẩn cấp: Tham chiếu từ dịch bệnh Covid -19 / Cao Vũ Minh // .- 2022 .- Số 2(141) .- Tr. 1-16 .- 340

Tình trạng khẩn cấp là trạng thái xã hội đang lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân tác động, đe dọa sự sống còn của quốc gia. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trog tình trạng khẩn cấp có ý nghĩa to lớn nhằm kích hoạt mọi biện pháp cần thiết để ứng phó với tình trạng cực kỳ khó khan, nguy hiểm mà đất nước đang gánh chịu. Bài viết phân tích hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước trong tình trạng khẩn cấp và đề xuất giải pháp hoàn thiện.

1273 Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trong xử lý kỷ luật công chức / Nguyễn Nhật Khanh // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 2(141) .- Tr. 17-29 .- 340

Bài viết phân tích các vấn đề lý luận và pháp lý về việc xây dựng, áp dụng các tình tiết tang nặng và giảm nhẹ trong xử lý kỷ luật công chức, chỉ ra một số bất cập trong các quy định pháp luật về vấn đề này và đề xuất các giải pháp hoàn thiện.

1274 Kinh tế chia sẻ và sự điều chỉnh của pháp luật / Hà Thị Thanh Bình // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 2(141) .- Tr. 30-42 .- 340

Trên cơ sở phân tích bản chất của mô hình kinh tế chia sẻ và khẳng định sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với mô hình kinh tế này, bài viết bàn về nội dung và mức độ điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động chia sẻ các nguồn lực/ tài sản dư thừa trong mô hình kinh tế chia sẻ và phân tích và đề xuất một số giải pháp pháp lý đối với các vấn đề: nghĩa vụ của chủ thể tham gia, quản lý thuế và bảo vệ quyền lợi của người lao động tham gia vào hoạt động kinh tế chia sẻ.

1275 Vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế: Thách thức và thành tựu / Phạm Lan Dung // Luật học .- 2022 .- Số 5 .- Tr. 11- 21 .- 340

Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế là mục tiêu chính của Liên hợp quốc kể từ khi được thành lập cũng như suốt 75 năm tồn tại. Phân tích các quy định của Hiến chương Liên hợp quốc về mục tiêu nói trên cũng như thực tiễn hoạt động của tổ chức này sẽ giúp làm sang tỏ vai trò và thành tựu của Liên hợp quốc, đặc biệt là Hội đồng Bảo an trong lĩnh vực này. Có những thách thức không nhỏ trong việc Hội đồng Bảo an thực hiện chức năng này như: Quy định về thủ tục thông qua quyết định của Hội đồng Bảo an và thực tiễn đối đầu giữa các nước ủy viên thường trực trong những giai đoạn nhất định; sự chồng chéo chức năng, quyền hạn giữa giữa Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế; sức ép đối với các nước ủy viên không thường trực.

1276 Quy định của WTO về tự vệ và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam / Phạm Hương Giang // Luật học .- 2022 .- Số 5 .- Tr. 22 - 36 .- 340

Bài viết phân tích quy định của WTO về tự vệ, tình hình sử dụng biện pháp tự vệ trên thế giới và tại Việt Nam, tình hình điều tra tự vệ với hàng xuất khẩu của Việt Nam; chỉ ra một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong quá trình thực thi pháp luật tự vệ (khởi kiện), xử lí các vụ việc tự vệ với hàng xuất khẩu Việt Nam; đưa ra những khuyến nghị cho cơ quan nhà nước cũng như doanh nghiệp sản xuất trog nước trong việc tận dụng biện pháp này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như lường trước đươc khả năng bị điều tra các biện pháp tự vệ đối với hàng xuất khẩu.

1277 Thực tiễn thi hành nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân của Hiến pháp năm 2013 / Trương Hồng Quang // Luật học .- 2022 .- Số 5 .- Tr. 49- 62 .- 340

Luật nhân quyền quốc tế thừa nhận rằng một số quyền là tuyệt đối và các giới hạn hợp lí có thể được đặt ra đối với hầu hết các quyền và tự do. Hiến pháp Việt Nam ban hành năm 2013 đã ghi nhận nguyên tắc chung về hạn chế quyền con người, quyền công dân. Đây được xem là một điểm mới tiến bộ. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành nguyên tắc này cho thấy những bất cập nhất định. Trên cơ sở đánh giá thực tiễn thi hành nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013, bài viết đề xuất cần được giải thích chính thức nguyên tắc này.

1278 Tội quấy rối tình dục quy định trong pháp luật hình sự của một số nước châu Âu và kinh nghiệm cho Việt Nam / Trương Quang Vinh // Luật học .- 2022 .- Số 5 .- Tr. 63- 88 .- 340

Quấy rối tình dục là hành vi có tính chất tình dục được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như tác động thể chất, bằng lời nói hoặc phi lời nói xâm phạm đến nhân phẩm của con người, trong đó quấy rối tình dục bằng lời nói hoặc phi lời nói xâm phạm đén nhân phẩm của con người, trong đó quấy rối tình dục bằng lời nói là một trong những hìn thức quấy rối tình dục phổ biến nhất. Trên cơ sở đó, bài viết kiến nghị bổ sung “tội quấy rối tình dục đối với người từ 16 tuổi trở lên” vào chương XIV Bộ luật Hình sự năm 2015 “Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người”.

1279 Sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam trong ASEAN / Lê Hồng Ngọc // Luật học .- 2022 .- Số 3 (34) .- Tr. 48- 54 .- 340

Bài báo phân tích sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam trong ASEAN giai đoạn 1995 – 2019, từ đó nhận diện khả năng hội nhập và cạnh tranh trong khu vực. Kết quả cho thấy, ngành du lịch Việt Nam đã và đang tích cực, chủ động tham gia vào nhiều cam kết , có nhiều nỗ lực hợp tác và phát triển, nhờ đó khẳng định được vị thế trong khu vực. Bài báo đưa ra một số gợi mở nhằm tranh thủ các cơ hội hội nhập giúp ngành du lịch Việt Nam vượt qua thách thức cạnh tranh để có thể tham gia sâu rộng hơn vào sân chơi khu vực ASEAN.

1280 Phương thức đảm bảo an toàn cho du khách trong bối cảnh dịch bệnh / Nguyễn Thị Lan Hương, Đỗ Minh Đức // Du lịch Việt Nam .- 2022 .- Số 4 .- Tr. 16- 17 .- 910

Trong bối cảnh thế giới đang phải sống chung với đại dịch Covid 19, và những khủng hoảng tương tự hoàn toàn có thể xảy ra trong tương lai, việc xây dựng và hoàn thiện những chính sách, quy trình, biện pháp đảm bảo an toàn cho du khách sẽ giúp ngành du lịch phản ứng chủ động hơn, từ đó hạn chế tối đa những thiệt hại về kinh tế, con người cũng như những tác động xấu đối với tâm lý khách du lịch. Đây là điều kiện giúp ngành du lịch tạo dựng lại niềm tin và sự an tâm cho khách du lịch để có thể tạo đà cho sự phục hồi sau mỗi biến cố.