CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
1231 Qui định về tự do dữ liệu trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới - tác động đối với pháp luật Việt Nam / Lê Trần Quốc Công // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 7(146) .- Tr.94-103 .- 346.5970702632

Dữ liệu được xem là yếu tố không thể thiếu đối với các hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới. Vì thế, để thúc đẩy phát triển nền kinh tế số, dữ liệu cần phải được tự do truyền tải giữa các quốc và vùng lãnh thổ với nhau. Tuy nhiên đi ngược lại với xu thế này, vì quyền riêng tư và an ninh mạng, bằng cách này hay cách khác, một số quốc gia lại lựa chọn cách tiếp cận và cản trở sự tự do dữ liệu. Đối mặt với nghịch lý này, Việt Nam cũng không ngoại lệ, đặc biệt là với các cam kết trong những hiệp định thương mại thế hệ với như CPTPP và EVFTA. Vấn đề đặt ra là, Việt Nam phải mở cửa tự do dịch chuyển dữ liệu như tế nào và tác động của nó đối với hệ thống pháp luật hiện nay của Việt Nam ra sao? Các vấn đề đó sẽ được phân tích trong bài viết này.

1232 Tư duy về xây dựng chiến lược phát triển pháp luật Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 (Phần 01) / Võ Khánh Vinh // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 8(147) .- Tr.1-19 .- 340

Những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc xây dựng chiến lược phát triển pháp luật Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 bao gồm ít nhất những vấn đề cơ bản sau: tên gọi, tầm nhìn, cách tiếp cận xây dựng, mục tiêu đột phá, các quan điểm chỉ đạo, định hướng, nội dung, phương tiện, hình thức, giải pháp thực hiện, giai đoạn hóa Chiến lược phát triển pháp luật Việt Nam. Ở đây có hai chiều tiếp cận: (i) tiếp cận học thuyết hóa Chiến lược phát triển pháp luật Việt Nam, (ii) tiếp cậnchiến lược hóa học thuyết về Chiến lược phát triển pháp luật Việt Nam Chiều tiếp cận học thuyết hóa Chiến lược phát triển pháp luật Việt Nam tập trung luận giải các vấn đề lý luận về Chiến lược phát triển pháp luật Việt Nam. Chiều tiếp cận học thuyết hóa học thuyết về Chiến lược phát triển pháp luật Việt Nam tập trung vào việc hiện thực hóa học thuyết về Chiến lược phát triển pháp luật Việt Nam. Bài viết này luận giải tư duy về những vấn đề lý luận và thực tiễn ở mức độ khái quát nhất hai chiều tiếp cấn đó của việc xây dựng Chiều tiếp cận thuyết hóa Chiến lược phát triển pháp luật Việt Nam tập trung luận giải các vấn đề lý luận về Chiến lược phát triển pháp luật Việt Nam.

1233 Hoàn thiện pháp luật quản lý hiệu quả tài nguyên nước / Nguyễn Hương // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 8 (382) .- Tr. 58-59 .- 340

Trước thực trạng biến đổi khí hậu và ô nhiễm nguồn nước diễn ra tương đối nghiêm trọng, cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật về quản lý tài nguyên nước; thu tiền khai thác, sử dụng tài nguyên nước, người gây ô nhiễm môi trường nước; xây dựng cơ chế kiểm tra, thanh tra, giám sát thường xuyên các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

1234 Quy định về bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên trong Luật Bảo vệ môi trường và văn bản hướng dẫn thi hành / TS. Dương Thanh An, TS. Trần Thị Kim Tĩnh // Môi trường .- 2022 .- Số 4 .- Tr. 10-13 .- 340

Trình bày các quy định nội dung về đối tượng di sản thiên nhiên: Quy định về đối tượng di sản thiên nhiên; Xác lập và công nhận di sản thiên nhiên khác; Đề cử công nhận di sản thiên nhiên được tổ chức quốc tế công nhận; Điều tra, đánh giá các di sản thiên nhiên; Quy định về phân nhóm, phân cấp và phân vùng di sản thiên nhiên; Quy định về tổ chức quản lý di sản thiên nhiên; Quy định về bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên.

1235 Một số vấn đề về trình tự, thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường / PGS.TS. Phạm Văn Lợi, ThS. Nguyễn Hoàng Mai // Môi trường .- 2022 .- Số 4 .- Tr. 16-18 .- 340

Các loại thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; Các trình tự, thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường; Các giải pháp góp phần thực hiện hiệu quả trình tự, thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường.

1236 Hoàn thiện quy định pháp luật về nghĩa vụ tài chính với Nhà nước của Trường Đại học Công lập tự chủ về tài chính / Phan Thị Thành Dương, Nguyễn Thị Thương // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 4(143) .- Tr.68-77 .- 343.03

Trong xu hướng đẩy mạnh tự chủ về tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và các trường đại học công lập nói riêng, vấn đề hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật để đảm bảo thực thi cơ chế tự chủ về tài chính trở nên cần thiết. Bài viết phân tích một số điểm bất cập trong quy định pháp luật về nghĩa vụ tài chính với Nhà nước của Trường Đại học công lập tự chủ về tài chính và đưa ra giải quyết kiến nghị.

1237 Bảo vệ quyền lợi người đã mua căn hộ du lịch với mục đích sử dụng đất là " Đất ở không hình thành đơn vị ở " / Đặng Quốc Anh // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 4(143) .- Tr.78-89 .- 346.597 043

Một số địa phương đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn với đất (GCNQSDĐ) cho chủ đầu tư, người mua condotel với mục đích sử dụng đất là " Đất ở không hình thành đơn vị ở " trái quy định pháp luật nhưng đến nay vẫn đang " bỏ ngỏ " giải pháp xử lý đối với người đã mua căn hộ. Bài viết đề xuất công nhận GCNQSDĐ đã cấp cho người mua condotel , thừa nhận loại "Đất ở không hình thành đơn vị ở " với thời hạn "ổn định lâu dài " cũng như cho phép chuyển condotel thành căn hộ chung cư.

1238 Thủ tục xét tha tù trước thời hạn có điều kiện: Một số hạn chế và kiến nghị hoàn thiện luật / Lê Huỳnh Tấn Duy, Lương Quang, Trần Thanh Sơn // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 4(143) .- Tr.91-102 .- 345.597002632

Bài viết phân tích, đánh giá qui định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về thủ tục xét tha tù trước thời hạn có điều kiện, tập trung vào những vấn đề như nguồn luật điều chỉnh, các loại biểu mẫu, việc giải quyết khiếu nại của phạm nhân. Bài viết đề xuất nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật liên quan đến thủ tục xét tha tù trước thời hạn có điều kiện, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện.

1239 Dung hòa lợi ích riêng của các quốc gia và lợi ích chung của nhân loại trong đàm phán văn kiện BBNJ / Lê Thị Anh Đào // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 4(143) .- Tr.103-114 .- 342.59708

Các quốc gia trong đàm phán văn kiện về bảo vệ đa dạng sinh học ở các vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (Biologial Diversity of Areas Beyond National Jurisdiction-BBNJ). Làm thế nào để văn kiện này có thể tính và dung hòa giữa lợi ích riêng của các quốc gia ( ven biển và không ven biển ) với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế? bài viết này phân tích những quan điểm khấc nhau cơ bản và tách thức liên quan đến chế độ pháp lý hiện hành trong lĩnh vực đa dạng sinh học biển và đề xuất một số lựa chọn hoặc công cụ có khả năng giải quyết được vấn đề nêu trên.

1240 Xu thế áp dụng pháp luật quốc tế trong xét xử các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại và yêu cầu đặt ra đối với tòa án Việt Nam / Phạm Đình Hiệu // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 5(144) .- Tr.27-38 .- 343.59707

Nguyên cứu bàn luận về tính tất yếu của xu thế áp dụng pháp luật quốc tế trong xét xử các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại và phân tích hai biểu hiện đang diễn ra của xu thế này ở tòa án Việt Nam, bao gồm điều ước quốc tế mà Việt Nam chưa là thành viên và ban hành án lệ nhằm ưu tiên áp dụng tập quán thương mại quốc tế trong hoạt động xét xử. Nghiên cứu cũng đặt ra một số yêu cầu cho tòa án Việt Nam trước xu thế này.