CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
1241 Áp dụng pháp luật nước ngoài trong giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế tại tòa án Việt Nam - những khó khăn, vướng mắc / Nguyễn Chí Công, Phạm Thị Hằng // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 5(144) .- Tr.39-46 .- 343.59707
Bảo đảm cơ chế áp dụng pháp luật nước ngoài trong giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế tại tòa án là yêu cầu khách quan trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, tòa án còn gặp những khó khăn, vướng mắc trong giải quyết loại vụ việc này, đòi hỏi phải có những giải pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả; trong đó, hoàn thiện quy định của pháp luật liên quan và nâng cao năng lực tòa án là những giải pháp tiên quyết.
1242 Nguyên tắc lấp lỗ hổng quy định trong Công ước Vienna 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) - Kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Hoàng Thái Hy, Ngô Nguyễn Thảo Vy // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 5(144) .- Tr.47-60 .- 340.9
Điều 7.2 Công ước Vienna về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) quy định rất cụ thể trường hợp cơ quan tài phán có thể dẫn chiếu quy định của hệ thống pháp luật quốc gia theo quy tắc tư pháp quốc tế. Để áp dụng quy định này một cách thống nhất theo tinh thần của Công ước, các cơ quan này cần phải xác định trước tiên " lỗ hổng qui định" (gap) của CISG, sau đó, áp dụng đúng nguồn luật để lấp vào (gap filling). Bài viết này tập trung phân tích về nguyên tắc khỏa lấp lỗ hổng quy định của CISG thông qua các quan điểm khoa học được cộng đồng nghiên cứu công ước công nhận rộng rãi và thực tiễn giải quyết tranh chấp tiêu biểu có liên quan.
1243 Kinh nghiệm áp dụng pháp luật nước ngoài trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài tại Liên Minh Châu Âu / Nguyễn Lê Hoài, Phùng Hồng Thanh // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 5(144) .- Tr.61-74 .- 340.9
Áp dụng pháp luật nước ngoài là hệ quả tất yếu của việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Mục đích của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là nhằm bảo vệ một cách hiệu quả các quyền và lợi ích đó được hình thành trên cơ sở pháp luật nước ngoài Bài viết phân tích các quan điểm cũng như kinh nghiệm thực tiễn trong việcáp dụng pháp luật nước ngoài để giải quyết ccs vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài tại một số các quốc gia Liên Minh Châu Âu từ đó đưa ra mooth số kinh nghiệm cho Việt Nam về vấn đề này.
1244 Kinh nghiệm áp dụng pháp luật nước ngoài trong xét xử dân sự tại tòa án Singapore / Phan Hoài Nam, Đào Thị Vui, Trần Ngọc Hà // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 5(144) .- Tr.94-104 .- 340.01422
Áp dụng pháp luật nước ngoài là một vấn đề phức tạp vì xuất phát từ nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan trong quá trình xét xử dân sự tại các nước. Singapore được đánh giá là một trong những quốc có nền tư pháp phát triển và đang cố gắng phát triển trở thành tung tâm giai quyết tranh chấp quốc tế hàng đầu Châu Á và thế giới. Những kinh nghiệm Singapore trong việc xác định pháp luật áp dụng pháp luật nước ngoài trong xét xử dân sự tại tòa án sẽ có giá trị tham khảo nhất định cho Việt Nam trong gia đoạn hiện nay.
1245 Sự việc đã được giải quyết bằng phán quyết trọng tài / Đỗ Văn Đại // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 6(145) .- Tr.1-23 .- 340
Pháp luật hiện hành của Việt Nam đã ghi nhận giá trị pháp lý của sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của tòa án hay bằng quyết định của cơ quan nhà nước khác nhưng lại chưa có quy định tương tự đối với phán quyết trọng tài. Bài viết tập trung phân tích sự cần thiết của việc ghi nhận giá trị pháp lý của sự việc đã được giải quyết bằng phán quyết trọng tài cũng như cơ chế xử lý trường hợp tòa án hay trọng tài giải quyết lại nội dung vụ tranh chấp đã được giải quyết bằng một phán quyết của trọng tài đang có hiệu lực pháp luật.
1246 Điều động công chức trong pháp luật Việt Nam / Cao Vũ Minh // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 6(145) .- Tr.44-57 .- 344.597 01
Điều động công chức là việc công chức được chủ thể có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác. Hiện nay, các qui định của pháp luật điều chỉnh vấn đề điều động công chức khá toàn diện và hợp lý. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tiến bộ, pháp luật điều chỉnh vấn đề điều động công chức vẫn còn nhiều công chức, đồng thời đề xuất phương hướng hoàn thiện.
1247 Một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung pháp luật đất đai của ngành Giáo dục và Đào tạo / NCS. Trần Thái Yên, ThS. Phan Thị Thanh Bình, ThS. Nguyễn Thị Thùy Dung // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 8 (382) .- Tr. 9-10 .- 340
Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân về quyền sử dụng đất; Một số đề xuất, kiên nghị về chuyển quyền sử dụng đất; Đề xuất các giải pháp khác để tổ chức thi hành Luật Đất đai.
1248 Các nguyên tắc hiến định về quyền của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự / Huỳnh Trung Trực // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 4 .- Tr.4 - 8 .- 345.5970026
Hiến pháp là đạo luật cơ bản, do cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ban hành, có hiệu lực pháp lý cao nhất, quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của đất nước. Các quy định của hiến pháp có giá trị xuất phát điểm, điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng nhất, là cơ sở pháp luật cho tất cả các ngành luật nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật quốc gia. Ở Việt Nam, trong lĩnh vực tố tụng hình sự, có một số nguyên tắc đã được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận. Đây là những nguyên tắc cơ bản, liên quan trực tiếp đến hoạt động tư pháp hình sự, quy định về quyền con người, quyền của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự.
1249 Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm - Qui định và hực tiễn thực hiện / Đặng Văn Vương, Xuân Thoại // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 4 .- Tr.9-12 .- 345.597002632
Tranh tụng là hoạt động tố tụng được thực hiện bởi các bên tham gia tố tụng (bên buộc tội và bên gỡ tội) có quyền bình đẳng với nhau trong việc đưa ra chứng cứ để bảo vệ quan điểm và lợi ích của mình, phản bác lại quan điểm và lợi ích của phía đối lập. “Tranh tụng tại phiên tòa là hoạt động tố tụng được tiến hành tại phiên tòa bởi hai bên tham gia tố tụng, nhằm bảo vệ ý kiến, luận điểm của mỗi bên và bác bỏ ý kiến, luận điểm của bên kia dưới sự điều khiển, quyết định của chủ tọa phiên tòa với vai trò trung gian, trọng tài"(1).
1250 Nhằm đảm bảo các nguyên tắc suy đoán vô tội, công bằng, công khai khi tranh tụng tại tòa / Hà Thị Khuyên // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 4 .- Tr.13-16 .- 345.5970026
Hoạt động tranh tụng trong tố tụng hình sự là vấn đề rất được quan tâm trong tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay, hoạt động này góp phần cơ bản trong việc làm sáng tỏ vấn đề và giúp cho quá trình xét xử diễn ra một cách khách quan, công bằng, giảm bớt tình trạng oai sai. Bài viết này phân tích, luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động tranh tụng trong tố tụng hình sự. Đồng thời, làm rõ nền tảng cơ bản trong hoạt động tranh tụng ở hai gọc dộ chính: xem xét hoạt động tranh tụng ở độ mô hình tố tụng hình sự và xem xét hoạt động tranh tụng ở góc độ các nguyên tắc của tố tụng hình sự.