CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
1071 Quyền được lãng quên ở một số quốc gia và kiến nghị chính sách cho Việt Nam / Nguyễn Thị Hồng Yến, Đào Thị Khánh Linh, Trần Như Ý, Lê Thị Bích Ngọc // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 17(465 .- Tr. 48 - 58 .- 340
“Quyền được lãng quên” là một quyền quan trọng cần được ghi nhận và bảo vệ. Bài viết phân tích, bình luận về các quy định của pháp luật ở một số quốc gia liên quan đến việc ghi nhận và bảo vệ quyền được lãng quên, và khuyến nghị một số chính sách cho Việt Nam.
1072 Nguyên tắc, hình thức kế thừa giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay / Nguyễn Văn Năm // Luật học .- 2022 .- Số 7 .- Tr. 14 - 24 .- 340
Kế thừa giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng pháp luật vừa là yêu cầu tự thân của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, vừa nhằm xây dựng nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Ở Việt Nam, vấn đề kế thừa giá trị đạo đức truyền thống dân tộc đã được đề ra trong các văn kiện của Đảng từ khá sớm. Bên cạnh những kết quả đã được được, thời gian gần đây, đạo đức truyền thống dân tộc có biểu hiện thoái hóa, xuống cấp. Vì vậy, cần có những nghiên cứu toàn diện, xác định rõ những nguyên tắc, cách thức nhằm giữ gìn và phát huy triệt để các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, xây dựng nền văn hóa mới dân tộc, hiện đại, nhân văn. Bài viết phân tích những nguyên tắc và hình thức nhằm kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
1073 Lẽ công bằng – Một loại nguồn của pháp luật Việt Nam / Nhâm Thúy Lan // Luật học .- 2022 .- Số 7 .- Tr. 34 - 43 .- 340
Bài viết nghiên cứu lẽ công bằng dưới góc độ nguồn của pháp luật nói chung, nguồn của pháp luật Việt Nam nói riêng, bao gồm quan niệm về lẽ công bằng, sự tồn tại của lẽ công bằng ở một số hệ thống pháp luật trên thế giới, việc áp dụng lẽ công bằng trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay; trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số ý kiến góp phần hoàn thiện việc áp dụng lẽ công bằng với tư cách là một loại nguồn của pháp luật trong giai đoạn hiện nay.
1074 Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tranh chấp đầu tư quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng / Tạ Quang Đôn, Thái Lan Anh, Đào Trần Thùy An // Ngân hàng .- 2022 .- Số 18 .- Tr. 26-32 .- 340.01422
Tổng quát các khái niệm pháp lý của khoản đầu tư được bảo hộ; biện pháp, chủ thể có thể bị nhà đầu tư nước ngoài khởi kiện trong tranh chấp đầu tư quốc tế thông qua các án lệ và lời văn của một số điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
1075 Hoàn thiện quy định của pháp luật về dịch vụ Mobile money / Nguyễn Trung Dương // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 15(463) .- Tr. 49-57 .- 340
Với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng một nền kinh tế không dùng tiền mặt, pháp luật ngày càng cho phép nhiều hơn các chủ thể được quyền cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để đáp ứng nhu cầu của các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Bên cạnh các chủ thể truyền thống như các tổ chức tín dụng hay ví điện tử thì các nhà mạng viễn thông mới đây cũng được cho phép thí điểm cung ứng một dịch vụ mới - Mobile Money. Trong phạm vi bài viết này, từ việc phân tích những vấn đề pháp lý có liên quan đến dịch vụ Mobile Money, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này.
1076 Miễn trách nhiệm đối với vi phạm hợp đồng do phải thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền / Nguyễn Văn Hùng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 17(465) .- Tr. 3-7 .- 340
Chế định miễn trách nhiệm được quy định trong hệ thống pháp luật thương mại nhằm bảo đảm nguyên tắc công bằng cho các bên khi thực hiện hợp đồng. Bài viết phân tích quy định của pháp luật về trường hợp miễn nhiễm trách nhiệm đối với vi phạm hợp đồng do phải thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và bình luận một số tình huống áp dụng quy định này trong thực tiễn.
1077 Bảo vệ đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra / Nguyễn Ngọc Bích // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 17(465) .- Tr. 16-23 .- 340
Hoạt động thanh tra cho phép chủ thể quản lý đánh giá được việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, chấp hành pháp luật của đối tượng thanh tra. Tuy nhiên, hoạt động thanh tra cũng có thể gây ra những bất lợi cho đối tượng thanh tra. Vì vậy, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng thanh tra cần được đặt ra trong xây dựng và thực thi pháp luật thanh tra.
1078 Quá trình thực thi luật biển quốc tế ở Việt Nam từ năm 1994 đến năm 2021 / Nguyễn Thanh Minh // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 8 (269) .- Tr. 83-95 .- 340
Phân tích và luận giải những nội dung của luật biển quốc tế đã được Việt Nam vận dụng trong nội luật hóa, triển khai thực hiện trong thời gian qua và định hướng cho thời gian tới.
1079 Thừa kế thế vị có yếu tố con nuôi, con riêng / Nguyễn Thành Minh Chánh, Trần Quốc Khiết // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 17(465) .- Tr. 31- 38 .- 340
Thừa kế là một chế định pháp luật có vai trò quan trọng về việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những người thừa kế của họ. Hiện nay, các tranh chấp về quyền thừa kế, trong đó có thừa kế thế vị xảy ra ngày càng phức tạp. Việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc xác định quan hệ về thừa kế và xác định người thừa kế thế vị có yếu tố con nuôi, giữa con riêng với bố dượng, mẹ kế còn còn vướng mắc, bất cập trong thực tiễn. Điều này đòi hỏi cần tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật.
1080 Hợp đồng lao động và một số điểm mới của hợp đồng lao động tác động đến quan hệ lao động / Cấn Hữu Dạn, Nguyễn Thị Nước // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 618 .- Tr. 61 - 63 .- 340
Bài viết phân tích về điểm mới của bộ luật lao động 2019 liên quan đến hợp đồng lao động và tác động của chúng liên quan đến quan hệ lao động.