CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
1081 Tiếp tục đề cao chủ quyền nhân dân trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam / Nguyễn Minh Đoan // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 14(462) .- Tr.3-9 .- 340
Chủ quyền nhân dân là một đặc trưng quan trọng của Nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Việc nhận thức và thể hiện chủ quyền nhân dân trong các bản Hiến pháp của Việt Nam không giống nhau và có những hạn chế nhất định. Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện chủ quyền nhân dân đầy đủ hơn so với các Hiến pháp trước đây. Tuy vậy, vấn đề thể hiện chủ quyền nhân dân trong Hiến pháp vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện.
1082 Hoàn thiện pháp luật để thực hiện các cam kết về môi trường theo các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới / Bùi Hải Thiêm, Trần Thị Quang Hồng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 14(462) .- Tr. 10-16 .- 340
Quốc hội có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật nhằm thực hiện các cam kết của Việt Nam theo các Hiệp định thương mại tự do. Các cam kết về môi trường theo hai Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, điển hình là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đang đặt ra cho Quốc hội nhiều yêu cầu cao hơn ở phương diện “nội luật hoá” để pháp luật tương thích với các cam kết, đóng góp vào việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện các cam kết quốc tế đó.
1083 Vật quyền dữ liệu số / Huỳnh Thiên Tứ // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 14(462) .- Tr. 17-23 .- 340
Quá trình chuyển đổi số đặt ra nhu cầu nhìn nhận dữ liệu như đối tượng của vật quyền và nhu cầu tạo dựng hành lang pháp lý phù hợp để các chủ thể chiếm hữu, dụng ích và trao đổi dữ liệu cho nhau. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa thống nhất nhìn nhận dữ liệu như tài sản, cũng chưa có quan điểm thống nhất về cơ chế vật quyền áp dụng cho dữ liệu số như tài sản. Trong bài viết này, tác giả phân tích học thuyết pháp lý và các quy phạm pháp luật thực định để trả lời cho ba câu hỏi: thứ nhất, phải chăng dữ liệu số là tài sản theo pháp luật dân sự hiện nay; thứ hai, cơ chế vật quyền nào là phù hợp cho đối tượng dữ liệu số; thứ ba, làm thế nào giải quyết xung đột giữa cơ chế vật quyền đối với tài sản dữ liệu số với cơ chế bảo vệ quyền nhân thân của pháp luật dân sự từ góc độ tiền kiểm để đảm bảo công bằng, dân chủ, bảo vệ quyền con người trong xã hội số.
1084 Hoàn thiện chính sách pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình / Đỗ Đức Hồng Hà // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 14(462) .- Tr. 24-34 .- 340
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 21/11/2007, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2008. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả phân tích làm rõ những bất cập, nguyên nhân của những bất cập trong chính sách pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình và kiến nghị các giải pháp hoàn thiện.
1085 Hoàn thiện quy định của pháp luật về hợp đồng góp vốn và thuê quyền sử dụng đất / Nguyễn Thùy Trang // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 14(462) .- Tr. 35-43 .- 340
Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích một số vấn đề cơ bản liên quan đến hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, từ đó chỉ ra một số vướng mắc và đề xuất hoàn thiện pháp luật.
1086 Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình / Phạm Thị Thanh Huế // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 14(462) .- Tr. 44-50 .- 340
Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, chỉ ra những bất cập và đề xuất kiến nghị hoàn thiện.
1087 Các quy định mới của pháp luật về hình thức phạt tiền trong xử lý vi phạm hành chính / Nguyễn Hoàng Việt // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 14(462) .- Tr. 51-54 .- 340
Phạt tiền là một trong những hình thức xử phạt vi phạm hành chính, do người có thẩm quyền quyết định tước một khoản tiền của chủ thể vi phạm hành chính để sung vào công quỹ nhà nước. Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày, phân tích các quy định mới về hình thức phạt tiền theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và đưa ra một số kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả áp dụng hình thức phạt tiền.
1088 Cấu trúc luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam so sánh với luật người tiêu dùng Úc / Lữ Lâm Uyên // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 14(462) .- Tr. 55-64 .- 340
Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích một số điểm khác biệt về mục tiêu và cấu trúc của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam trong tương quan so sánh với Luật Người tiêu dùng Úc, và rút ra một số kinh nghiệm mà các nhà lập pháp Việt Nam có thể tham khảo cho việc sửa đổi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thời gian tới.
1089 Cơ chế bảo đảm sự tham gia của nhân dân trong hoạt động của cơ quan nhà nước trước yêu cầu hoàn thiện nhà nước pháp quyền / Nguyễn Văn Cương, Trương Hồng Quan // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 15(463 .- Tr. 3-12 .- 340
Sự tham gia của Nhân dân vào hoạt động của các cơ quan nhà nước có cơ sở xuất phát từ chủ quyền của Nhân dân đối với Nhà nước. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả đánh giá tổng thể và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế bảo đảm sự tham gia của chủ thể Nhân dân trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, trước yêu cầu hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân hiện nay.
1090 Nguyên tắc công bằng trong phân định biển và thực tiễn áp dụng / Nguyễn Thị Hồng Vân // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 15(463) .- Tr. 13-20 .- 340
Phân định biển là quá trình hoạch định đường ranh giới phân tách giữa hai hay nhiều quốc gia có các vùng biển liền kề hoặc tiếp giáp đối diện. Luật biển quốc tế hiện đại đã thành công khi thiết lập được một trật tự pháp lý cho các vùng biển, đại dương và góp phần hình thành nên các nguyên tắc công bằng trong phân định biển giữa các quốc gia. Trong đó, “thoả thuận” là giải pháp tối cao cho nguyên tắc phân định, nhưng “công bằng” mới là kết quả mà các bên hướng tới. Do vậy, việc phân định luôn phải được thực hiện theo phương pháp công bằng có tính đến các hoàn cảnh liên quan để bảo đảm lợi ích công bằng cho các bên.