CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
1031 Tranh chấp lao động cá nhân - thực tiễn và giải pháp hạn chế / 2354 - 0664 // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 8 .- Tr.10-13 .- 344.01597

Trong những năm gần đây, các tranh chấp xảy ra trong lĩnh vực lao động ở nước ta ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là việc tranh chấp về tiền lương, thu nhập, hợp đồng lao động. Việc pháp luật quy định một cơ chế giải quyết tranh chấp lao động cá nhân phù hợp sẽ bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động cũng như góp phần ổn định quan hệ lao động. Tuy nhiên hiện nay, hành lang pháp lý liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp lao động cá nhân còn nhiều bất cập, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền còn lúng túng trong việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, vì thế nhiều trường hợp lợi ích hợp pháp của người lao động còn chưa được bảo vệ đúng mức. Bài viết trao đổi về những quy định của pháp luật liên quan đến tranh chấp lao động ở Việt Nam. Đồng thời nêu lên thực trạng, những khó khăn vướng mắc trong việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, đưa ra một số khuyến nghị khắc phục tình trạng này trong thời gian tới.

1032 Phát triển kết cấu hạ tầng nhà ở đồng bộ cho người lao động trog các khu công nghiệp ở Việt Nam / Hoàng Xuân Nghĩa, Nguyễn Quốc Tuấn, Nguyễn Văn Hưởng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 18 (466) .- Tr. 34 - 39 .- 340

Trong bài viết này, các tác giả đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng nhà ở đồng bộ trong các khu công nghiệp ở nước ta nhằm góp phần bảo đảm ổn định đời sống, an ninh xã hội, thu hút dòng đầu tư chất lượng cao và chuyển dịch các chuỗi cung ứng vào Việt Nam.

1033 Một số hạn chế, bất cập trong bộ luật tố tụng hình sự và kiến nghị hoàn thiện / Ngô Văn Vịnh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 18 (466) .- Tr. 40 - 46 .- 340

Trong bài viết này, tác giả tập trung làm rõ các hạn chế, bất cập ở một số quy định (về cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; về các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; về khởi tố, điều tra vụ án hình sự và quyết định việc truy tố) trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2021 (Bộ luật Tố tụng hình sự) và đề xuất hướng hoàn thiện các quy định này để bảo đảm kỹ thuật lập pháp, sự phù hợp, thống nhất của hệ thống pháp luật cũng như thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.

1034 Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống bệnh không lây nhiễm / Nguyễn Thúy Hà // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 18 (466) .- Tr. 47 - 54 .- 340

Bệnh không lây nhiễm đã trở thành thách thức lớn đe doạ sức khoẻ và sự phát triển kinh tế-xã hội của nhân loại trong thế kỷ 21. Vì vậy, việc nghiên cứu hoàn thiện chính sách pháp luật y tế để phòng ngừa hiệu quả căn bệnh nguy hiểm này càng trở nên cấp thiết. Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày định nghĩa “bệnh không lây nhiễm” và các yếu tố nguy cơ; phân tích, đánh giá pháp luật về bệnh không lây nhiễm và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện.

1035 Tội rửa tiền trong pháp luật hình sự Anh / Bùi Hữu Toàn // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 18 (466) .- Tr. 47 - 54 .- 340

Trong bài viết này, tác giả trình bày, phân tích các quy định của pháp luật hình sự Anh về tội rửa tiền, chỉ ra những điểm hợp lý, những kinh nghiệm có giá trị, và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về tội rửa tiền.

1036 An ninh con người – Nhận thức và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam / Chu Mạnh Hùng // Luật học .- 2022 .- Số 7 .- Tr. 3 - 13 .- 340

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định an ninh con người là nội dung của quản lí xã hội đồng thời cũng là nội dung quan trọng của an ninh quốc gia gắn liền với việc thúc đẩy quyền con người. Việc nhận thức roc về bản chất của khái niệm “ an ninh con người” để có quan điểm và giải pháp phù hợp là thực sự cần thiết khi chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền, xã hội dân chủ và thực hiện khát vọng phát triển đất nước. Bài viết tập trung xem xét quan niệm về an ninh con người, mối quan hệ giữa an ninh con người và quyền con người cũng như quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về an ninh con người.

1037 Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam / Nguyễn Minh Đoan // Luật học .- 2022 .- Số 8 .- Tr. 3 - 10 .- 340

Bài viết nêu lên một số giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam góp phần thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã họi chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ và vì sự phát triển của đất nước.

1038 Mô hình bảo hiến và gợi mở cho Việt Nam / Nguyễn Đăng Dung, Vũ Thành Cự // Luật học .- 2022 .- Số 8 .- Tr. 11 - 22 .- 340

Tính từ thế kỉ XIX, trên thế giới có hai mô hình bảo hiến chính là mô hình bảo hiến phi tập trung của Hoa Kỳ và mô hình bảo hiến tập trung của các quốc gia châu Âu lục địa. Bài viết phân tích lịch sử hình thành, đặc điểm của hai mô hình bảo hiến trên thế giới dưới góc độ so sánh và chỉ ra xu hướng xích lại gần nhau của hai mô hình này. Từ quá trình vận động phát triển của các mô hình, bài viết đưa ra những gợi mở cho Việt Nam.

1039 Cơ sở khoa học, chính trị và pháp lí về xây dựng chính quyền đô thị ở Việt Nam / Trương Hồ Hải, Âu Thị Tâm Minh // Luật học .- 2022 .- Số 8 .- Tr. 23 - 35 .- 340

Bài viết phân tích cơ sở khoa học, chính trị và pháp lí về xây dựng chính quyền đô thị ở Việt Nam, qua đó luận chứng rõ hơn về việc đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương và hoàn thiện pháp luật về chính quyền địa phương ở đô thị.

1040 Luật sư trong các chính phủ và chính quyền cách mạng trước năm 1975 / Liêu Chí Trung // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 4 - 7 .- 340

Những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, trước diễn biến phức tạp của tình hình trong nước, chính quyền cách mạng đã phải trải qua những giai đoạn hết sức khó khăn, phức tạp. Tuy vậy, trong hoàn cảnh đó đã có nhiều Luật sư tham gia bộ máy chính quyền nhân dân, đồng thời có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp chung của đất nước. Bài viết giới thiệu về một số Luật sư tiêu biểu trong các chính phủ và chính quyền cách mạng để thấy phần nào vai trò, hoạt động của Luật sư trong quá trình xây dựng nhà nước và đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam.